Nhóm giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 156 - 158)

5. Phương pháp nghiên cứu

4.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội

4.2.3.1. Về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực

Như đã phân tích ở chương 3, tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một vấn đề thách thức sự phát triển của các KKT nước ta nói chung và các KKT ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Chính vì vậy, cần sớm thực hiện chương trình liên kết và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân địa phương đồng thời nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút lao động có tay nghề cao, người có chuyên môn giỏi về làm việc tại KKT.

Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương và KKT; bảo đảm chất lượng đào tạo nghề đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất để làm khu kinh tế. Xây dựng chiến lược tổng thể quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghệ hóa; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.

4.2.3.2. Về đảm bảo điều kiện sống, làm việc cho người lao động trong khu kinh tế

Hiện tại, một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện sống, làm việc của người lao động trong KKT còn bất cập, chậm được triển khai trên thực tế. Điều kiện lao động cũng như đời sống vật chất và tinh thần của công nhân KKT còn rất nhiều khó khăn. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động chưa thường xuyên, chưa kịp thời. Việc tiến hành xử lý các hành vi vi phạm pháp luật chưa nghiêm.

Nhà nước cần ban hành các chính sách khuyến khích đối với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội như nhà ở cho chuyên gia, nhà ở cho công nhân (ưu đãi đối với các chủđầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân bằng việc miễn giảm tiền thuê đất, về thuế thu nhập doanh nghiệp,…). Hiện tại, những chính sách này vẫn chưa đủ mạnh, chưa đủ hấp dẫn các doanh nghiệp để họ quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, khu vui chơi giải trí…) cho người lao động.

Cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến cải thiện chếđộ lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của công nhân ở các KKT bao gồm: các chính sách về nhà ở, về tiền lương và thu nhập, về quan hệ lao động, về y tế và chăm sóc sức khỏe, về giáo dục đào tạo, về văn hóa thể thao, về cư trú. Trước mắt, cần ưu tiên tập trung vào các giải pháp nhằm cải thiện chính sách tiền lương và thu nhập, các giải pháp nhằm cải thiện quan hệ lao động, các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện nhà ở để tạo sự hấp dẫn thu hút người lao động, đặc biệt là

lao động có tay nghề cao, các chuyên gia trong nước và ngoài nước đến làm việc tại các KKT.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 156 - 158)