Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 33 - 42)

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp

Pháp luật về chuyển nhượng vốn góp trong công ty là khái niệm ít được nghiên cứu trong khoa học pháp lí Việt Nam. Pháp luật về các lĩnh vực khác nhau hình thành trên cơ sở tập hợp các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội có cùng đặc điểm về nội dung, tính chất. Trong nền kinh tế chuyển đổi, các quan hệ kinh tế hình thành, phát triển đa dạng và với tốc độ nhanh. Nhiều quan hệ kinh tế đã trở thành “cơ bản, điển hình, phổ biến có liên quan tới đời sống xã hội…” được pháp luật điều chỉnh. Những khái niệm rất xa lạ với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung như pháp luật phá sản, pháp luật cạnh tranh, pháp luật tự do kinh doanh, tự do chuyển nhượng… thì nay đã nhanh chóng hình thành và trở nên quen

26

thuộc trong nền kinh tế thị trường. Khái niệm “pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty” cũng là một trong số đó.

Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thay đổi chủ sở hữu cũng như quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong công ty. Với các quy định đó, Nhà nước ghi nhận quyền tự do chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu như quyền chuyển giao một loại quyền tài sản trong giao lưu dân sự. Pháp luật chuyển nhượng phần vốn góp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản sau:

- Quan hệ giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;

- Quan hệ giữa bên nhận chuyển nhượng phần vốn mới với công ty với các thành viên còn lại trong công ty;

- Quan hệ giữa bên chuyển nhượng với cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa vụ thuế…

Đối tượng điều chỉnh trên đây, cùng với các quy định pháp luật hiện hành cho phép xác định nội dung của pháp luật chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty. Để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội nói trên không chỉ có các quy phạm pháp luật thuộc hệ thống pháp luật doanh nghiệp mà còn có cả vai trò điều chỉnh của rất nhiều quy phạm pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như luật dân sự; luật tài chính, luật sở hữu trí tuệ, luật thương mại…

Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty được chia làm hai nhóm bao gồm: những quy định điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty và nhóm các quy định có liên quan, thể hiện những vấn đề sau đây:

- Về mục tiêu, pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hướng đến đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do góp vốn và rút vốn vào doanh nghiệp của cá nhân và tổ chức kinh doanh và hướng đến

27

đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân đã được pháp luật ghi nhận trong Hiến Pháp.

- Về nội dung, pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty bao gồm tổng thể nhưng quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Xét ở khía cạnh này, pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty bao gồm các nội dung: các quy phạm pháp luật về điều kiện, nguyên tắc chuyển nhượng; hình thức chuyển nhượng; các quy phạm pháp luật về lợi ích của người góp vốn và người có liên quan sau khi chuyển nhượng; quy phạm pháp luật áp dụng cho từng mô hình công ty.

- Về nguồn luật điều chỉnh, pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty chưa đựng các quy định trong các văn bản pháp luật chủ yêu như: Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thương mại, Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư, Quyết định của Bộ có liên quan và các văn bản khác.

1.2.2. Yêu cầu cơ bản đối với pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp

Những yêu cầu chung của pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty ở Việt Nam hiện nay cũng chính là những yêu cầu trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam như: yêu cầu thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng; yêu cầu trong việc đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, phù hợp của pháp luật, yêu cầu trong việc tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài; phù hợp với quá trình hội nhấp quốc tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, những yêu cầu cụ thể có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp hiện nay.

Thứ nhất, pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty phải

đảm bảo sự điều tiết hợp lý của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh.Sự

28

quan trọng hiện nay. Vì sự quản lý của nhà nước càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp cho công ty nói riêng. Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty gắn liền với quy định về quyền tự do kinh doanh. Đây là yêu cầu đề ra mang tính chất khách quan trong quá trình hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp. Đồng thời, yêu cầu đó xuất phát từ việc trên thực tế, nhà nước có thể sử dụng pháp luật để hạn chế một cách quá đáng hoặc không ghi nhận quyền tự do của công dân. Để thực hiện yêu cầu này, nhà làm luật phải đánh giá và dự liệu được các tình huống, rủi ro làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh nói chung và tự do chuyển nhượng vốn nói riêng hay không, nếu có thì mức độ ảnh hưởng như thế nào. Đồng thời là xem xét tác động ngược trở lại của quyền tự do kinh doanh đối với việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty.

Thứ hai, pháp luật đưa ra những quy định mang tính bắt buộc cho các bên tham gia tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp của mình một cách an toàn và hiệu quả, biết rõ những hoạt động nào không được thực hiện, những hoạt động nào bị hạn chế thực hiện, những hoạt động nào được khuyến khích thực hiện nhằm đảm bảo an toàn. Như vậy, pháp luật đã tạo một “khung” hướng dẫn các bên có nhu cầu chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty. Khi các bên tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp họ phải tiến hành công việc đó trong một khung pháp lý đã được xây dựng cẩn trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên của doanh nghiệp và của người có liên quan. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng phần vốn góp để ổn định hoạt động, tổ chức của công ty trong thời gian mới thành lập hoặc hạn chế sự xâm nhập của người lạ vào công ty có tính chất đối nhân. Chính vì vậy, pháp luật, với những thuộc tính của mình, có vai trò quan trọng trong việc tác động, nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc chuyển nhượng.

29

Thứ ba, pháp luật là phương tiện để nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động chuyển nhượng. Hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cũng giống như nhưng hoạt động chuyển nhượng tài sản khác trong giao lưu dân sự nên cũng cần đối mặt với nhiều rủi ro và điều kiện rằng buộc trong việc chuyển nhượng có thể phát sinh trên thực tế. Chính vì vậy, pháp luật, với những thuộc tính của mình, có vai trò quan trọng trong việc tác động, nâng cao trách nhiệm của các bên trong việc chuyển nhượng. Bằng pháp luật, nhà nước có một công cụ hiệu quả nhất, phổ biến nhất nhằm điều tiết hợp lý và có các quy phạm nhằm phòng ngừa rủi ro cho việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty.

1.2.3. Nội dung cơ bản của pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty

1.2.3.1. Pháp luật về điều kiện, nguyên tắc chuyển nhượng

Pháp luật về nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty là sự ghi nhận bằng pháp luật các nguyên tắc, diều kiện chuyển nhượng phần vốn góp. Các quy định của pháp luật về nội dung này có nội dung quy định về các điều kiện chuyển nhượng chung phần vốn góp, các điều kiện chuyển nhượng riêng biệt áp dụng cho từng mô hình công ty có tính chất khác nhau… thông thường các quy định này liên quan đến điều kiện về chủ thể chuyện nhượng, hình thức chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của các bên tiến hành chuyển nhượng. Với các quy định này, pháp luật về nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng có ý nghĩa là cơ sở pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lý về kinh tế, tăng cường trách nhiệm của các bên có liên quan trong hoạt động chuyển nhượng (phải đáp ứng đủ điều kiện và chuyển nhượng theo đúng nguyên tắc), ngăn ngừa các vi phạm pháp luật và góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân được Hiếp pháp năm 2013 ghi nhận.

30

Nội dung pháp luật về các điều kiện, nguyên tắc chuyển nhượng quy định chủ thể, cách thức, biện pháp và phương thức thực hiện, các hành vi chuyển nhượng bị cấm, bị hạn chế, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành hoạt động chuyển nhượng. Với những nội dung này, pháp luật về điều kiện, nguyên tắc chuyển nhượng đóng vai trò là cơ sở pháp lý cho thành viên công ty thực hiện hoạt động chuyển nhượng phần vốn góp của mình; Bảo vệ công ty trước sự xâm nhập của người ngoài bằng các quy định hạn chế sự xuất hiện của người lạ vào công ty; Bảo vệ thành viên mới nhận chuyển nhượng phần vốn góp trước những nguy cơ xuất hiện những hành vi lừa dối, gian lận, thiếu trung thực của bên chuyển nhượng.

Với các nguyên tắc và điều kiện mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định, các bên có liên quan trong quan hệ chuyển nhượng có nghĩa vụ thực hiện các “quy tắc xử sự” mà pháp luật đã đề ra. Đồng thời pháp luật chỉ ghi nhận các nội dung bảo vệ các lợi ích phù hợp mà thôi.

1.2.3.2. Pháp luật về lợi ích của người góp vốn và người có liên quan

sau chuyển nhượng

Sau khi phần vốn góp trong công ty được chuyển nhượng nó sẽ làm phát sinh quyền và trách nhiệm đối với các bên trong hoạt động

Phần vốn góp là một loại tài sản vô hình, tài sản này không chiếm hữu được. Đó chỉ là quyền định giá được bằng tiền và không gắn liền với bất kỳ vật cụ thể nào. Pháp luật Việt Nam gọi chung những tài sản vô hình đó là quyền tài sản. Việc mua bán, chuyển nhượng quyền tài sản được điều chỉnh bởi Điều 449 Bộ luật Dân sự năm 2005 và một số quy định riêng tại luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Thương mại năm 2005...

Ở các hợp đồng mua bán có đối tượng là một vật, người bán có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tài sản, bảo đảm chất lượng vật mua bán và bảo hành vật mua bán cho người mua. Nhưng “phần vốn góp” như ta

31

đã biết chỉ là một quyền tài sản – một tài sản vô hình mà không thể nhận biết được bằng các giác quan tiếp xúc. Bên nhận chuyển nhượng tự nhận định giá trị của phần vốn góp (có thể do họ tự thu thập hoặc do bên chuyển nhượng cung cấp). Các thông tin này là những thông tin đặc biệt, bởi vì nó có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty phát hành phần vốn góp, nhất là tình hình tài chính. Giả thiết rằng bên chuyển nhượng đã cung cấp các thông tin không đầy đủ và trung thực cho bên nhận chuyển nhượng, do đó dẫn đến việc bên nhận chuyển nhượng có sự nhầm lẫn về giá trị của phần vốn góp. Vậy thì trong hoàn cảnh luật không quy định rằng cung cấp và bảo đảm giá trị thông tin về phần vốn góp là nghĩa vụ của bên chuyển nhượng thì bên nhận chuyển nhượng liệu có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng? Liệu có thể áp dụng tương tự pháp luật các quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán vật cho hợp đồng mua bán quyền tài sản? Có thể thấy pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của bên mua trong trường hợp này.

Đối với các tài sản hữu hình, nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu của bên bán cho bên mua được cho là hoàn thành khi bên bán giao cho bên mua (đối với tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu). Đối với tài sản vô hình, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ xác nhận về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển giao quyền sở hữu. Vấn đề pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa có quy định nào quy định phần vốn góp thuộc loại tài sản: phải đăng ký quyền sở hữu hay không đăng ký quyền sở hữu [7].

1.2.3.3. Pháp luật về hình thức pháp lý của việc chuyển nhượng

Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty thường được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng. Nội dung định đoạt phần vốn góp chính là nội dung của hợp đồng chuyển nhượng. Trong khoa học pháp lý, điều khoản của hợp đồng được chia làm 3 loại: điều khoản căn bản, điều khoản

32

thông thường và điều khoản tùy nghi. Một hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty có thể bao gồm nhiều điều khoản do các bên thỏa thuận, điều khoản do pháp luật quy định.

Đối với phần vốn góp trong công ty thì nội dung hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải có những nội dung căn bản sau:

+ Bên được chuyển nhượng phần vốn góp: Tùy theo các loại hình công ty khác nhau mà việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty khác nhau là khác nhau. Nhưng nhất thiết bên nhận chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Riêng đối với việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần, hình thức công ty được đánh giá là có cấu trúc vốn được chuyển nhượng tự do và khá dễ dàng thì việc chuyển nhượng được hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả hình thức tặng cho hoặc thừa kế) thì người nhận chuyển nhượng không đòi hỏi phải có năng lực pháp luật hoặc năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, đồng thời người nhận chuyển nhượng trong trường hợp này cũng phải chịu một số hạn chế nhất định liên quan đến điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

+ Đối tượng được chuyển nhượng chính là phần vốn góp thuộc sở hữu của thành viên công ty.

+ Số lượng phần vốn góp được chuyển nhượng được dựa trên tỷ lệ giá trị phần vốn góp trên tổng số vốn huy động được của công ty.

+ Giá và phương thức thanh toán: Giá do các bên tự do thỏa thuận. Giá chuyển nhượng của phần vốn góp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình hoạt động của công ty. Vì người sở hữu phần vốn góp được hưởng rất nhiều quyền lợi với tư cách là thành viên công ty. Nếu công ty làm ăn có lãi thì giá trị phần vốn góp sẽ được tăng lên, ngược lại nếu công ty làm ăn thua lỗ thì giá trị phần vốn góp sẽ bị giảm xuống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

33

khác như cung cầu, v.v.. Về phương thức thanh toán các bên có thể thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng vàng...

+ Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên: đây là nội dung không thể thiếu

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)