Phân tích thực trạng pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 51 - 59)

trong công ty ở Việt Nam hiện nay

2.2.1. Quy định về nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty

Có thể thấy rằng phần vốn góp là quyền tài sản của thành viên trong công ty. Song bên cạnh đó, quyền định đoạt (chuyển nhượng) tài sản hay quyền tài sản cũng là một quyền năng quan trọng của quyền sở hữu, bởi nó liên quan đến việc quyết định số phận pháp lý của tài sản khi chuyển quyền sở hữu từ chủ thể này sang chủ thể khác hoặc số phận thực tế của tài sản. Bởi vậy, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu, Điều 193 Bộ luật Dân sự

năm 2015 quy định: “Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành

vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định về trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự thủ tục

44

chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty – một loại quyền tài sản cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:

- Về nguyên tắc chuyển nhượng:

Nguyên tắc chuyển nhượng phần vốn góp là tổng thể các quy định của pháp luật bắt buộc các bên có liên quan phải tuân thủ khi tham gia vào quá trình chuyển nhượng phần vốn góp. Trước hết việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty phải tuân thủ nguyên tắc tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự. Nhưng bị hạn chế bởi một số ngoại lệ như: điều khoản về sự chấp thuận, điều khoản về quyền ưu tiên và điều khoản cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cụ thể:

Điều khoản về sự chấp thuận: Luật Doanh nghiệp quy định rằng: Trong công ty cổ phần, đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông, nếu nhận được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông; Trong công ty TNHH, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng không có đền bù (để lại thừa kế) phần vốn góp. Tuy nhiên, người nhận thừa kế chỉ có thể xác lập tư cách thành viên công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận (Điều 53 Luật Doanh Nghiệp năm 2020).

Điều khoản về quyền ưu tiên: Thành viên trong công ty TNHH phải chào bán phần vốn góp cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty, nếu các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết Phần vốn góp đã được chào bán (Điều 53 Luật đã dẫn).

Điều khoản cấm chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết: Ngoại lệ này chỉ tồn tại trong 3 năm đầu tiên kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết

45

chuyển thành cổ phần phổ thông và được hưởng nguyên tắc tự do chuyển nhượng trong giao lưu dân sự.

Lý lẽ của các ngoại lệ xuất phát từ tư tưởng lập pháp ngăn chặn sự xâm nhập của “người lạ” và duy trì sự ổn định trong thời gian đầu cho công ty. Công ty TNHH và công ty hợp danh được hình thành dựa trên cơ sở sự tin tưởng và có quen biết nhau giữa các thành viên. Bởi vậy, sự xuất hiện của một “người lạ” sẽ rất dễ dẫn tới số những xáo trộn trong công ty, một khi giữa họ chưa tìm được tiếng nói chung dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau – một đặc điểm riêng có của hình thức công ty TNHH (một loại hình công ty “đóng”). Đối với công ty cổ phần, sự ràng buộc các cổ đông sáng lập trong thời gian 3 năm đầu thành lập công ty sẽ có tác duy trì sự ổn định để công ty phát triển. Công ty cổ phần là loại hình công ty “mở”, với một đặc trưng rất dễ nhận biết đó là sự gia nhập và ra đi một cách liên tục, thường xuyên của các cổ đông, nhất là ở những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cứ hình dung: khi mới thành lập, các cơ quan quyền lực trong công ty chưa thể hoàn thiện ngay lập tức, và với đặc điểm “mở”, công ty sẽ liên tục phải đối đầu với vấn đề nhân sự trong các cơ quan quyền lực của mình. Mà ta biết rằng, điều cần thiết trong khoảng thời gian khởi nghiệp là tập trung thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty chứ không phải cứ loay hoay với việc thay đổi nhân sự trong các cơ quan quyền lực của công ty [26].

Về điều kiện chuyển nhượng

Người chuyển nhượng phần vốn góp phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật dân sự. Đồng thời phải là người có quyền mua cổ phần của Công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH hoặc công ty hợp danh (theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020)

trừ các tổ chức, cá nhân, ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang

46

lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức…

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện luật định trên thì người sở hữu phần vốn góp sẽ có toàn quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình, hoặc có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của người khác khi được người đó ủy quyền, trừ trường hợp người này bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự khi chuyển nhượng tài sản. Pháp luật dân sự cũng quy định những người dưới 18 tuổi khi chuyển nhượng tài sản (có thể do được hưởng thừa kế) phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Hơn nữa, khi chuyển nhượng tài sản là “phần vốn góp” trong công ty, người chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục chuyển nhượng. Thông thường việc chuyển nhượng phần vốn góp phải được lập thành văn bản và đăng ký quyền sở hữu đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2.2. Quy định về nghĩa vụ và lợi ích của người góp vốn và người có liên quan sau khi chuyển nhượng phần vốn góp

Trong quá trình tham gia góp vốn vào công ty, để phục vụ cho lợi ích của mình chủ sở hữu có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp thông qua hoạt động mua bán, tặng cho, chuyển nhượng... Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khi xét thấy công ty làm ăn có lợi nhuận và lợi tức được hưởng thì chủ sở hữu có thể góp thêm vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty, hoặc nếu công ty làm ăn thua lỗ có nguy cơ lợi nhuận không đạt được, lợi ích không được đảm bảo thì có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho các nhà đầu tư khác... Sau khi phần vốn góp trong công ty được chuyển nhượng nó sẽ làm phát sinh quyền và trách nhiệm đối với các bên trực tiếp tham gia chuyển nhượng và các bên có liên quan.

47

Khi thành viên có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác thì thành viên còn lại của công ty có quyền được ưu tiên mua số lượng phần vốn góp đó tương ứng tỷ lệ với số lượng phần vốn góp mà họ đang sở hữu trong công ty. Đây là quyền cơ bản của thành viên công ty đã được Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận, cụ thể như sau:

Quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán của công ty được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, họ là những người đã gắn bó với công ty, và khi công ty kinh doanh có hiệu quả họ cũng phải là những người đầu tiên được hưởng lợi từ kết quả hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên quyền ưu tiên này chỉ được giới hạn trong một khoảng thời gian luật định.

Ví dụ như ưu tiên về thứ tự mua: theo đó phần vốn góp mới chuyển nhượng sẽ phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại trong công ty trước, nếu các thành viên công ty không mua hoặc mua không hết mới có thể mời chuyển nhượng rộng rãi cho các nhà đầu tư khác.

Ở đây, chúng ta thấy, nếu xét dưới góc độ quản lý công ty, quyền ưu tiên trên của các thành viên hiện hữu trong công ty góp phần cho công ty không bị xáo trộn trong việc quản lý do vẫn duy trì được tỷ lệ sở hữu khi có thành viên muốn thoái vốn. Bởi vì, nếu không ưu tiên mua phần vốn góp chuyển nhượng cho các thành viên hiện hữu có thể dẫn đến việc một số thành viên cũ mất quyền kiểm soát công ty khi các thành viên mới có thể nhận chuyển nhượng số lượng lớn phần vốn góp trong công ty và có thể giành quyền chi phối công ty, làm thay đổi bộ máy quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty và cũng không loại trừ trường hợp đổi thủ cạnh tranh của công ty nhảy vào thôn tính công ty.

Ở điểm này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định khi thành viên hiện hữu không có khả năng tài chính để nhận chuyển nhượng thêm phần vốn góp mới, nghĩa là không có khả năng thực hiện quyền ưu tiên này thì quyền ưu tiên đó có mất đi không? Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy

48

định về vấn đề này, nhưng có thể hiểu việc được hưởng quyền và thực hiện quyền đó trên thực tế là hai vấn đề khác nhau. Khi thành viên hiện hữu không có khả năng thực hiện quyền của mình thì quyền ưu tiên đó sẽ mất. Vì vậy, quy định quyền ưu tiên này có vẻ như là để bảo vệ quyền lợi của các thành viên hiện hữu trong công ty, trong đó có có các thành viên “yếu thế”, nhưng thực ra quy định này cũng chỉ hướng đến bảo vệ quyền lợi của các thành viên hiện hữu có khả năng tài chính mà thôi.

Trên thế giới, pháp luật của một số nước có quy định về việc chuyển nhượng quyền ưu tiên này, trong đó quyền ưu tiên được thể hiện dưới hình thức một “giấy bảo đảm quyền mua cổ phần/ phần vốn góp” mà công ty cấp cho người góp vốn. Giấy bảo đảm này có ghi rõ số lượng cổ phần được quyền ưu tiên mua. Nếu cổ đông không muốn hưởng quyền ưu tiên này thì họ được phép bán lại quyền ưu tiên mua của mình cho người khác.

Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa các bên giao kết chỉ phát sinh hiệu lực với công ty khi thành viên mới được đăng ký vào sổ thành viên công ty hoặc khi được cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư phê chuẩn (đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Theo quy định về đăng ký doanh nghiệp thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh, kèm theo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty. Khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên cho công ty.

Đối với công ty hợp danh, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có sự khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Phần vốn góp của thành viên hợp danh thường gắn với nhân thân của họ, việc chuyển nhượng vốn của thành viên này tương đối khó khăn, bởi nếu tự do chuyển nhượng

49

phần vốn góp đồng nghĩa với một sự thay đổi cơ cấu nhân sự và các thành viên hợp danh phải chấp nhận một thành viên mới mà họ không quen biết, không nắm rõ về nhân thân người ấy, như vậy sẽ làm thay đổi bản chất của công ty hợp danh. Tuy nhiên pháp luật không cấm tuyệt đối sự thay đổi này mà chỉ hạn chế nó bằng việc chỉ cho phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn tại công ty nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. quy định này hoàn toàn phù hợp với tính chất đối nhân tương đối của công ty hợp danh ở Việt Nam đồng thời mở rộng quyền tự do chuyển đổi môi trường đầu tư có lợi hơn cho thành viên hợp danh. Phần vốn góp của thành viên góp vốn được tự do chuyển nhượng vì không làm thay đổi tính chất cũng như bộ máy quản lí công ty.

Đối tượng có quyền góp vốn vào công ty: Theo khoản 3 điều 17 thì tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn vào công ty hợp danh trừ các trường hợp là Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng. Việc quy định các đối tượng có quyền thành lập và góp vốn doanh nghiệp theo phương pháp loại trừ như Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc nhận thức pháp luật để tiến hành thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Việc hạn chế một số đối tượng trong việc thành lập hay góp vốn vào doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội và của chính các nhà đầu tư.

2.2.3. Quy định về hình thức, thủ tục về chuyển nhượng phần vốn góp

Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty thường được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng. Nội dung định đoạt phần vốn góp chính là nội dung của hợp đồng chuyển nhượng. Trong khoa học pháp lý, điều

50

khoản của hợp đồng được chia làm 3 loại: điều khoản căn bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Một hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty có thể bao gồm nhiều điều khoản do các bên thỏa thuận, điều khoản do pháp luật quy định.

Đối với phần vốn góp trong công ty thì nội dung hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải có những nội dung căn bản sau:

+ Bên được chuyển nhượng phần vốn góp: Tùy theo các loại hình công ty mà việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty khác nhau là khác nhau nhưng nhất thiết bên nhận chuyển nhượng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Riêng đối với việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần, hình thức công ty được đánh giá là có cấu trúc vốn được chuyển nhượng tự do và khá dễ dàng thì việc chuyển nhượng được hiểu theo nghĩa rộng (bao gồm cả hình thức tặng cho hoặc thừa kế) thì người nhận chuyển nhượng không đòi hỏi phải có năng lực pháp luật hoặc năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Mặc dù vậy, người nhận chuyển nhượng trong trường hợp này cũng phải chịu một số hạn chế nhất định theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Đối tượng được chuyển nhượng chính là phần vốn góp thuộc sở hữu của thành viên công ty.

Số lượng phần vốn góp được chuyển nhượng được dựa trên tỷ lệ giá trị phần vốn góp trên tổng số vốn huy động được của công ty.

Giá và phương thức thanh toán: Giá do các bên tự do thỏa thuận. Giá chuyển nhượng của phần vốn góp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình hoạt động của công ty. Vì người sở hữu phần vốn góp được hưởng rất nhiều quyền lợi với tư cách là thành viên công ty. Nếu công ty làm ăn có lãi thì giá trị phần vốn góp sẽ được tăng lên, ngược lại nếu công ty làm ăn thua lỗ thì giá trị phần vốn góp sẽ bị giảm xuống. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

51

khác như cung cầu, v.v.. Về phương thức thanh toán các bên có thể thỏa thuận thanh toán bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc bằng vàng...

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)