Khái quát về công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

2.1.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên 2.694,64 km2, chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Địa hình Bình Dương tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình

hàng năm 1.800 mm đến 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5oC.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GRDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2020, tỷ lệ công nghiệp – xây dựng 66,53%, dịch vụ 22,78% và nông nghiệp 2,51%. Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ [31].

40

* Về tình hình kinh tế xã hội:

Theo số liệu thống kê (Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 01/4/2019), dân

số là 2.426.561, mật độ dân số là 900,58 người/ km2 được phân bố đồng đều,

tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các trung tâm thành phố, thị xã khá cao. Cơ cấu dân số theo giới tính của tỉnh tương đối cân bằng, số nữ nhiều hơn nam đáng kể, trung bình cứ 100 nữ thì có 95 nam.

Tiềm lực và vị thế của Bình Dương được nâng lên đáng kể trong nền kinh tế cả nước. Bình Dương có sức lan tỏa tích cực đến thu hút lao động từ mọi miền đất nước, lực lượng lao động làm việc tại Bình Dương ngày càng tăng. Với tốc độ tăng dân số khá cao, nhất là tăng cơ học đã làm thay đổi cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên khá nhanh, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc tại Bình Dương năm 2020 chiếm 65,07% tổng dân số của tỉnh, cao hơn chung của cả nước 8,42%. Bình quân hàng năm Tỉnh giải quyết việc làm cho trên 45 ngàn, lực lượng lao động này đã bổ sung đáng kể nguồn lực để phát triển kinh tế của Tỉnh trong nhiều năm qua.

Quá trình phát triển kinh tế của tỉnh luôn được gắn liền với an sinh xã hội, Bình Dương luôn là một trong các tỉnh, thành sớm nâng mức chuẩn nghèo cao hơn so với chuẩn nghèo do Chính phủ quy định. Năm 2016, chuẩn nghèo của tỉnh là (nông thôn: 1.400.000 đồng/người/tháng – thành thị 1.600.000 đồng/người/tháng) trong khi đó quy định của Trung ương (nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng – thành thị 900.000 đồng/người/tháng). Năm 2019, toàn tỉnh có 3.086 hộ nghèo chiếm 1.31 %, ước tính đến cuối năm 2020 còn < 1%. Thu nhập bình quân đầu người, năm 2018 là 81.876 ngàn đồng/người/năm, gấp 1,78 lần so với cả nước; năm 2019 đạt 7.433 ngàn đồng/người/tháng, tăng 8,9% so với năm 2018 [31].

41

2.1.2. Tình hình công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong nhiều năm qua, Bình Dương đã nỗ lực trong hỗ trợ doanh nghiệp và tạo lập môi trường kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, nên đã thu hút được 252,96 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, trong đó có 25.801 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn là 149,23 nghìn tỷ đồng và 4.558 doanh nghiệp bổ sung vốn với số vốn tăng thêm là 103,73 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 30/6/2020, toàn tỉnh có 45.493 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 394,5 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,22 lần số doanh nghiệp và gấp 2,64 lần về số vốn đăng ký so với cuối năm 2015. Dự kiến đến cuối năm 2020, số lượng danh nghiệp hoạt động đạt khoảng 48.490 doanh nghiệp, vượt 21% chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; trong đó doanh nghiệp lớn, có nguồn lực mạnh chiếm khoảng 1,09% [20].

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong năm 2019, cả tỉnh có thêm 6.560 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 43.953 tỷ đồng, tăng 10,8% về số doanh nghiệp và tăng 17,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số vốn đăng ký bổ sung trong năm 2019 là 69.851 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 43.953 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 25.898 tỷ đồng.

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong năm 2019 đạt 6,70 tỷ đồng, tăng 6,22% so với cùng kỳ năm 2018 (6,31 tỷ đồng). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 42.695 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 364.657 tỷ đồng [19].

Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương 05 năm 2016- 2020, hết năm 2020 toàn tỉnh có từ 35-40.000 doanh nghiệp, số vốn đăng ký khoảng 248.000 tỷ đồng. Thực tế đến nay đã vượt 6,74% số lượng và vượt 47,04% vốn kế hoạch. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 Bình Dương đạt 50.000 doanh nghiệp đến nay mới đạt được 91,95% số

42

lượng doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) [21].

Về tình hình đăng ký theo địa bàn:

Bảng 1: Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh Bình Dương Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương

Số liệu thống kê tại Bảng trên cho thấy thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một là hai vùng có số doanh nghiệp thành lập và số vốn đăng ký cao nhất so với các địa bàn trong tỉnh năm 2019, đồng thời số lượng doanh nghiệp mới và số vốn đăng ký cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ.

Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, hoạt động trở lại: Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong năm 2019 là 535 doanh nghiệp, tăng 11,92% so với cùng kỳ 2018. Các lĩnh vực có doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là các ngành nghề thương mại, điển hình: bán buôn chuyên doanh khác (9,16%), xây dựng nhà (4,49%) và bán buôn vật liệu, thiết bị trong xây dựng (8,04%). Các địa phương có doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng cao nhất tập trung ở thị xã Thuận An (26,17%), thành phố Thủ Dầu Một (20,93%) và thị xã Dĩ An (25,05%). Số lượng doanh

43

nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn là 77 doanh nghiệp, tăng 54% so với cùng kỳ 2018.

Tình hình doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh: Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, từ đầu năm 2019 đến nay, có 406 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn đăng ký giải thể là 2.320 tỷ đồng, tăng 38,1% về số lượng và tăng 112,8% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình cứ 16 doanh nghiệp thành lập mới thì có 01 doanh nghiệp giải thể. Các lĩnh vực có doanh nghiệp giải thể chủ yếu là: bán buôn chuyên doanh khác (7,88%), bán buôn máy móc, thiết bị (5,91%) và dịch vụ lưu trú ngắn ngày (5,67%). Các địa phương có doanh nghiệp đăng ký giải thể nhiều nhất tập trung ở thị xã Thuận An (32,27%), thị xã Tân Uyên (12,81%) và Thành phố Thủ Dầu Một (22,41%). Số lượng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 122 doanh nghiệp, giảm 59,47% so với cùng kỳ năm 2018 [19].

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)