Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện pháp luật về chuyển nhượng phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 89)

nhượng phần vốn góp trong công ty – từ thực tiễn tỉnh Bình Dương

3.3.1. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty ở Bình Dương

Một là, tỉnh Bình Dương cần tăng cường xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (nhất là những nội dung liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp); nâng cao ý thức, kiến thức pháp luật và đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp. Cụ thể:

i) Tăng cường hỗ trợ pháp lý dành riêng cho doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử đồng bộ. Tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý

82

thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

ii) Cần phổ biến các nội dung cần biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng hình thức in cẩm nang để cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Thành lập tổ tư vấn nhằm tăng cường tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp trước và sau khi thành lập.

iii) Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, nâng cao năng lực của bộ phận hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

iii) Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp ngay sau đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp. Hỗ trợ miễn phí các doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.

Hai là, tăng cường giáo dục đào tạo, phát triển các giá trị văn hóa kinh doanh cho tất cả các chủ thể kinh doanh ở mọi thành phần kinh tế. Cần quy định các hành vi mang tính chuẩn tắc, tuân thủ quy định của pháp luật như là một giá trị chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt là những người quản lý và điều hành doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước.

Tăng cường tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp. Đưa các điển hình về doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của các doanh nghiệp.

Ba là, các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nhà nước, các Hiệp hội ngành, nghề....) của tỉnh Bình Dương cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về chuyển nhượng phần vốn góp cho các nhà đầu tư. Việc này được thực hiện bằng cách

83

các cơ quan quản lý nhà nước nên mở thêm nhiều khóa đào tạo miễn phí về chuyển nhượng cổ phần đối với các công ty cổ phần, nhà đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan của tỉnh Bình Dương nên lập ra các trung tâm tư vấn trực tuyến miễn phí để công ty, các cổ đông/thành viên có điều kiện tìm hiểu các quy định pháp luật và cách tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp.

Ngoài ra, để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, các cổ đông/thành viên cần tập hợp lại với nhau thành các nhóm hoặc câu lạc bộ cổ đông nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động chuyển nhượng vốn góp, cùng nhau đóng góp tiếng nói chung đối với các vấn đề còn bất cập liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn góp trong công ty.

3.2.3. Công khai minh bạch trong chính sách tài chính của công ty ở Bình Dương

Việc công khai và minh bạch trong các chính sách của nhà nước là một yêu cầu bắt buộc trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu khi hội nhập.

Việc công khai và minh bạch trong chính sách có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, vì để có thể đầu tư kinh doanh thì việc đầu tiên là phải nắm bắt được chính sách của nhà nước về lĩnh vực muốn đầu tư. Sự không nhất quán hay mập mờ trong chính sách của nhà nước đem lại rủi ro rất lớn cho người đầu tư có thể tạo ra sự đầu cơ trong kinh doanh của các thế lực ngầm cấu kết với quan chức nhà nước. Yêu cầu công khai và minh bạch trong chính sách pháp luật là bắt buộc vì sự thay đổi chính sách nhiều khi có ảnh hưởng sống còn đến doanh nghiệp. Một khi tình hình tài chính doanh nghiệp được minh bạch sẽ giúp cho các nhà đầu tư hay các thành viên công ty nắm rõ yêu cầu chuyển nhượng phần vốn của mình. Giúp hoạt động chuyển nhượng diễn ra minh bạch, công khai, tránh được các trường hợp

84

chuyển nhượng xuất phát từ mục đích lừa dối, tư lợi, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên thứ ba hoặc lợi ích chung của công ty.

Trên thực tế, đã có những hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp nhằm lừa dối, giả tạo nhằm thoái vốn ra khỏi công ty hoặc đối với một phần vốn góp sở hữu nhưng chủ sở hữu lại đồng thời nhận chuyển nhượng cho nhiều người dẫn đến tranh chấp xảy ra trên thực tế. Thực tế này là do pháp luật chưa có những quy định về việc bắt buộc các công ty phải niêm yết công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để “người ngoài” có nhu cầu nhận chuyển nhượng vốn vào công ty cũng như các thành viên còn lại của công ty được biết và thực hiện các quyền, nghĩa vụ có liên quan của mình. Tất nhiên, cũng sẽ có những quan điểm cho rằng tài chính công ty là vấn đề của nội bộ doanh nghiệp, là “bí mật” riêng của từng doanh nghiệp. Nhưng yêu cầu công khai tình hình sở hữu tài chính của từng thành viên trong công ty, cũng như của cả công ty là yêu cầu tất yếu, để tạo động lực cho doanh nghiêp phát triển. Một sân chơi tài chính minh bạch cho tất cả các công ty sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đầu tư chính xác, hiệu quả và mang lại lợi ích cho tất cả các bên: bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và phía doanh nghiệp.

3.2.4. Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty ở Bình Dương

Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp còn chưa được thực thi thật sự hiệu quả trên thực tế bởi nguyên nhân một phần từ “lỗ hổng” về nhận thức của các cổ đông và của các bên có liên quan; do cơ quan nhà nước chưa chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp tới các nhà đầu tư. Vì vậy, nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty như sau:

Một là, bảo đảm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, minh bạch, công bằng. Tăng cường sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng đều và thực chất của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi

85

trường đầu tư và kinh doanh, năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Dương và sự hài lòng của cộng đồng DN. Ðể thực hiện tốt hơn nhiệm vụ Chính phủ đặt ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cần hiểu rõ phương pháp và các biện pháp để cải thiện chỉ số; lập kế hoạch tốt, có đầu mối thống nhất, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; ứng dụng công nghệ thông tin cần làm thực chất, tránh hình thức.

Hai là, xóa bỏ chi phí không chính thức của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương nói riêng bằng cách sớm đưa chính quyền điện tử vào hoạt động. Khi có chính quyền điện tử, mọi khâu được công khai sẽ hạn chế được các chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.

Ba là, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cần nghiên cứu, xem xét liên thông kết quả kiểm tra để có giải pháp phù hợp, hạn chế tối đa phiền hà cho doanh nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá một lần trong năm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, có sự giải đáp nhanh chóng, kỹ càng thắc mắc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp [35].

Bốn là, tạo sự công bằng trong chính sách, đặc biệt là chính sách thuế và ưu đãi về đất đai đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI; cần rà soát lại chính sách ưu đãi và lựa chọn doanh nghiệp FDI. Đẩy mạnh cải thiện nguồn thu trực tiếp cho ngân sách từ việc nâng mức đóng góp của doanh nghiệp FDI, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, nuôi dưỡng nguồn thu từ sự phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Năm là, cải thiện công tác quản lý thuế. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế đối với doanh nghiệp. Đảm bảo thời gian nộp thuế là 119 giờ; cải cách hành chính thuế trên 03 nhóm chỉ tiêu đạt mức trung bình của ASEAN 4: Hoàn thuế (thời gian hoàn thuế; đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế; hoàn thuế qua mạng); quản lý

86

rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại; công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm tỷ lệ hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng được giải quyết đúng hạn.

Bên cạnh đó, triển khai mở rộng ứng dụng dịch vụ thuế điện tử, các dịch vụ công điện tử để hỗ trợ người nộp thuế. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính về thuế, tiền thu từ phí, lệ phí; liên thông trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Nâng cấp, thiết lập cổng thông tin dịch vụ của Cơ quan Thuế trên cơ sở trang thông tin điện tử ngành thuế để triển khai một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập trung để giải đáp các yêu cầu hỗ trợ của người nộp thuế, cung cấp các dịch vụ tra cứu thông tin dưới nhiều hình thức (điện thoại, SMS, ứng dụng...) người nộp thuế có thể dễ dàng tra cứu thông tin về nghĩa vụ, tình trạng thuế của mình. Đến hết năm 2020, tối thiểu 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thuế điện tử. Ngoài ra, xây dựng kế hoạch chiến lược phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế, triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm để phòng ngừa ngăn chặn hành vi gây phiền hà nhũng nhiễu của cán bộ thuế đối với người nộp thuế và báo cáo và công khai kết quả thực hiện hàng năm [22].

3.3.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty ở Bình Dương

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước; tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà trong hoạt động quản lý doanh nghiệp,tỉnh Bình Dương cần quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động các doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đồng thời ban hành các quy chế về sự

87

tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đồng thời quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo luật định. Cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hồ sơ doanh nghiệp, hệ thống dữ liệu về pháp lý doanh nghiệp, tiến tới công khai để công chúng tiếp cận.

Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cần được tăng cường, nhưng phải đúng chức năng, thẩm quyền, do pháp luật qui định, tránh việc cơ quan quản lý nhà nước lạm dụng chức năng quyền hạn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cần phải giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp giải thể, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho các bên liên quan. Đồng thời nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp trốn thuế bằng cách công bố giải thể nhưng vẫn hoạt động. Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải đúng chức năng, thẩm quyền, do pháp luật qui định, tránh việc cơ quan quản lý nhà nước lạm dụng chức năng quyền hạn gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cần phải giải quyết dứt điểm các doanh nghiệp giải thể, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho các bên liên quan. Hơn nữa, nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp trốn thuế bằng cách công bố giải thể nhưng vẫn hoạt động.

Ngoài ra, chính quyền các cấp huyện của tỉnh Bình Dương cần theo dõi chặt chẽ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đồng thời hàng năm cần tăng cường công tác rà soát doanh nghiệp, làm cơ sở cho công tác quản lý doanh nghiệp được chặt chẽ hơn.

Thứ hai, hỗ trợ và khuyến khích bên thứ ba tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp. Tỉnh Bình Dương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra, tăng cường giám sát doanh nghiệp, đây là điểm yếu của cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý giám sát doanh nghiệp, Bình Dương cần khuyến khích bên thứ 3 vào quá trình giám sát doanh nghiệp hoạt động giám sát nhằm hỗ trợ Nhà nước trong quản lý, giám sát doanh nghiệp. Đồng thời tạo môi trường đầu tư an toàn, minh

88

bạch, giảm bớt rủi ro cho các nhà đầu tư. Sử dụng chuyên mục “Hỏi - Đáp” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương để các phản hồi các thông tin của các nhà đầu tư.

Các ngành chức năng có trách nhiệm đăng tải toàn bộ thông tin về việc góp vốn, tình hình thuế, nợ lương, doanh nghiệp bị xử lý vi phạm phát luật... về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và xử lý kịp thời những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đối với những nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn [36].

Thứ ba, đặc biệt, cần có một số biện pháp đẩy mạnh phòng chống gian

lận trong chuyển nhượng phần vốn góp như: i) cần hoàn thiện tư duy về quản

lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thông qua những kế hoạch tổng thể, minh bạch về phát triển kinh tế - xã hội ở mọi cấp từ Chính phủ đến địa phương; ii) cần hoàn thiện hệ thống pháp luật tinh gọn, có tính dài hạn nhằm tạo sự đảm bảo cho các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh. Đồng thời, các quy định của pháp luật phải thể hiện tầm nhìn, đón trước những hành vi vi phạm của doanh nghiệp để có những chế tài mạnh giám sát và xử lý; iii) các cơ quan chức năng của Nhà nước như thanh tra, điều tra, kiểm toán cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Hiện nay, mặc dù ngành Thuế đã có nhiều biện pháp trong công tác quản lý hóa đơn bán hàng thông qua việc áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều hay hỗ trợ phần mềm kê khai thuế cho các doanh nghiệp nhưng ngành Thuế cần có sự hỗ trợ và phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng liên quan để hạn chế đến mức thấp nhất hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày càng tinh vi của các doanh nghiệp; iv) xử lý nghiêm hành vi giúp đỡ doanh nghiệp thực hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế của một số cán bộ quản lý nhà nước; v) đẩy mạnh hơn nữa việc

89

đơn giản hóa các thủ tục về hồ sơ đăng ký thuế, tổ chức các địa điểm nộp thuế, hoàn thuế thuận lợi, công khai các đối tượng nộp thuế và mức thuế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)