Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty, hiện có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đến đề tài. Đó là các công trình hết sức có giá trị lý luận và thực tiễn như:

- Sách chuyên khảo:

Sách chuyên khảo “Chuyên khảo Luật Kinh tế” của tác giả Phạm Duy

35

Sách chuyên khảo “Công ty, vốn quản lý và tranh chấp theo Luật

Doanh nghiệp năm 2005” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung, NXB. Trí thức năm 2009;

Sách chuyên khảo “Luật Kinh tế” của tập thể tác giả do Nguyễn Thị

Dung (chủ biên). NXB Lao động năm 2017,

Sách chuyên khảo “Pháp luật về doanh nghiệp các vấn đề pháp lý cơ

bản” của tác giả Trương Nhật Quang NXB Dân trí, năm 2016.

Các cuốn sách này cung cấp lượng tri thức tổng quát về các vấn đề xoay quanh nội dung điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp tới vẫn để tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung trên cơ sở pháp luật hiện hành. Vấn đề góp vốn thành lập CTCP được nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ lý luận.

- Luận văn, luận án:

Đỗ Thị Khánh Huyền, 2013, Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty

cổ phần theo kinh nghiệm của một số nước, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã khái quát được tình hình pháp luật về công ty cổ phần tại một số quốc gia và đối chiếu với pháp luật tại Việt Nam, từ đó có những kiến nghị, đề xuất để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần,

Phạm Thị Tâm, 2016, Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong

công ty ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả đã trình bày chi tiết về các quy định pháp luật về chuyển nhượng phần góp vốn trong các công ty cổ phần ở Việt Nam. Đánh giá được thực trạng thực hiện pháp luật về chuyển nhượng phần góp vốn trong các công ty cổ phần ở Việt Nam, từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển nhượng phần góp vốn trong các công ty cổ phần ở Việt Nam.

36

Nguyễn Thị Thu Hà, 2013, Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập

doanh nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã trình bày được cơ sở lý luận của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam. Đánh giá được thực trạng và đề xuất được một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Mai Đôn Hậu, 2020, Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần

và thực tiễn thi hành tại tỉnh Sơn La, luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về góp vốn thành lập CTCP trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

- Các bài báo, bài tạp chí chuyên ngành:

Bài báo “Góp vốn vào công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2014” của

tác giả Nguyễn Huy Cường đăng trên Tạp chí Nhân nước và Pháp luật, Số 10/2017;

Bài báo “Những hạn chế liên quan đến việc thành lập, góp vốn vào

doanh nghiệp năm 2014 và một số kiến nghị” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân dân số 12/2017;

Bài báo “Nhận diện hoạt động góp vốn thành lập công ty bằng quyền

sở hữu trí tuệ” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11/2018;

Bài báo “Một số bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về góp vốn

thành lập doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Đặng Hoàng Trang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2020.

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiện cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống đối với vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mặc dù,

37

phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong một khoảng thời gian hoặc không gian nhất định nên đề tài này vẫn được tác giả chọn để tiếp tục nghiên cứu. Do vậy, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, tác giả tiếp tục nêu ra những điểm còn hạn chế trong quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó đề tài hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà biên soạn, ban hành và áp dụng pháp luật có cái nhìn hoàn thiện hơn trong công tác chuyên môn của mình, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trong thời gian tới.

38

Tiểu kết Chương 1

Từ sự phân tích ở Chương 1 ta thấy rằng cần phải có sự tách bạch giữa tài sản của người góp vốn và tài sản của công ty. Hay nói cách khác “vốn góp” và “phần vốn góp” là hai khái niệm riêng biệt. Tài sản của người góp vốn sau khi góp vào để thành lập công ty thì tài sản đó thuộc sở hữu của công ty chứ không còn thuộc sở hữu của người góp vốn. Những người đã góp vốn thành lập công ty trở thành đồng chủ sở hữu của công ty. Mỗi người trong số họ chiếm một phần trong tổng số vốn góp của công ty và được gọi là phần vốn góp của người góp vốn. Chủ sở hữu phần vốn góp có thể chuyển nhượng phần vốn góp này cho người khác, có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên của công ty. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên ứng với mỗi loại hình công ty nhất định lại có những quy định khác nhau do pháp luật doanh nghiệp Việt Nam quy định. Điều này sẽ được tập trung nghiên cứu và phân tích tiếp tại Chương 2 của luận văn này.

39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN

VỐN GÓP TRONG CÔNG TY - TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty - Từ thực tiễn tại tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)