ty tại tỉnh Bình Dương
2.3.1. Thực tiễn chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn
Trong thời gian qua, nhìn chung đa số các công ty TNHH trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện đúng quy định về góp vốn, tăng vốn điều lệ và các quy định khác có liên quan.
Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đạt nhiều kết quả.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 7/2020, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do tỉnh đại diện chủ sở hữu đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”; Công văn 991/TTg- ĐMDN ngày 10/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020; Công văn số 5488/VPCP-ĐMDN ngày 29/5/2017 của Văn phòng Chính phủ về phương án sắp xếp đổi mới DNNN thuộc UBND tỉnh Bình Dương; Chỉ thị số 01/CTTTg ngày 05/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
52
Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, tỉnh đã kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hóa DNNN theo đúng quy định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện công tác chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần nhằm đảm bảo xác định chính xác giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, tránh làm thất thoát vốn, tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp thực hiện định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp có thuê đơn vị tư vấn định giá và thông qua Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty, được kiểm toán nhà nước kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị doanh nghiệp.
Vấn đề quản lý đất đai và kiểm soát trong quá trình cổ phần hóa luôn được chú trọng, thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Căn cứ toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng, doanh nghiệp cổ phần hóa xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án sử dụng đất của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải được gửi đến UBND tỉnh có ý kiến chính thức đối với diện tích đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp, đồng thời phê duyệt diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trong phương án sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2013/TT-BTNMT ngày 26/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp.
Kết quả thực hiện: đã hoàn thành cổ phần hóa 07 doanh nghiệp, gồm: + 02 doanh nghiệp là các công ty con của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp: Công ty TNHH MTV Cao su Bình Dương, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương;
53
+ 02 doanh nghiệp là các công ty con của Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH MTV: Công ty TNHH MTV Vật liệu và Xây dựng Bình Dương, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Dương
+ Công ty TNHH MTV In Tổng hợp Bình Dương (công ty con của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương)
+ Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp TNHH MTV
+ Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH MTV
Về công tác thoái vốn.
Thực hiện Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH MTV, sau cổ phần hóa tiếp tục thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP từ nắm giữ 49,08% xuống còn nắm giữ 36% vốn điều lệ; hiện đang tiếp tục thực hiện các bước thoái toàn bộ vốn nhà nước tại Tổng công ty theo Công văn số 7077/VPCP-ĐMDN ngày 08/8/2019 của Văn phòng Chính phủ.
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Bình Dương đang triển khai thực hiện các thủ tục thoái vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần In Tổng hợp Bình Dương theo phê duyệt tại Công văn số 2248/UBND-KTTH ngày 17/5/2019 của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, thực tiễn tại tỉnh Bình Dương cho thấy, công ty TNHH nhiệm một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai huy động vốn nhằm mục đích mỡ rộng việc làm ăn kinh doanh. Nếu muốn tăng vốn đầu tư thì Chủ sở hữu công ty phải đầu tư thêm vốn vào và đây cũng là một điểm hết sức khó khăn cho công ty vì việc huy động vốn để mở rộng kinh doanh là vấn đề rất cần thiết của các nhà đầu tư kinh doanh.
54
Công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp của mình và có thể nói đây là một điểm nổi bậc nhưng đồng thời cũng là một điểm còn hạn chế, vì trong kinh doanh luôn luôn tồn tại những nguy cơ rủi ro trong khi khả năng thanh toán là hữu hạn nên đã dẫn tới việc công ty thiếu nợ giải thể, phá sản đã không đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nó sẽ làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan trong việc thu hồi nợ tức trong trường hợp này nếu như công ty không đủ khả năng thanh toán thì chủ nợ sẽ bị thiệt thòi.
Một điểm mới nổi bật của luật doanh nghiệp 2014 là cho phép Cty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được phép giảm vốn điều lệ.Theo đó, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định công ty TNHH MTV phải giảm vốn điều lệ đúng với số vốn thực góp mà chủ sở hữu đã góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định về trường hợp thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH MTV có vẻ khó hiểu và khó áp dụng. Cụ thể, Công ty TNHH MTV được thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp: “Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu”. Quy định này không thể hiện rõ rằng công ty TNHH MTV được giảm vốn điều lệ, mà sử dụng cụm từ “hoàn trả”, và việc hoàn trả chỉ được thực hiện khi đáp ứng 2 điều kiện “hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp” và “bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu”.
Tuy nhiên, nghĩa vụ góp vốn thành lập công ty TNHH một thành viên được quy định trong các văn bản pháp luật còn nằm rải rác, tản mạn. Đặc biệt là đối với các công ty TNHH nhà nước một thành viên thì ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2014 còn phải thực hiện sự điều chỉnh rất nhiều
55
các văn bản khác, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Trên thực tế đang hình thành một hệ thống quy phạm pháp luật về công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ như một “luật riêng” trong mối quan hệ với Luật Doanh nghiệp. Điều đó có thể xảy ra nguy cơ tái chia cắt hệ thống pháp luật doanh nghiệp. Nhưng không thể phủ nhận được tính đặc thù của sở hữu nhà nước đối với công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ và sự tác động của nó đến quản trị loại công ty này.
Bên cạnh đó, năng lực của Giám đốc/ Tổng giám đốc trong công ty TNHH ở tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn không cao, đa số chưa phải là những người quản lý tài chính chuyên nghiệp. Công ty TNHH một thành viên là cá nhân thông thường chủ sở hữu là người quản lý công ty luôn. Đối với các công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì cán bộ quản lý hiện nay thì cũng phần lớn là thiếu kinh nghiệm tài chính, đôi khi do thiếu hiểu biết hoặc thiếu năng lực cần thiết phải có để thực hiện vai trò quản lý và điều hành doanh nghiệp, tư duy quản lý doanh nghiệp theo thói quen và lối mòn kinh nghiệm là phổ biến do các nhà quản trị thiếu hụt kiến thức về kinh tế thị trương và quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Luật doanh nghiệp 2014 quy định mở đường cho Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc/Tổng giám đốc (Điều 57). Do đó hiện nay ở Bình Dương, nhiều công ty TNHH một thành viên, Chủ tịch HĐTV kiêm luôn Giám đốc, Tổng giám đốc hay Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc. Điều này dẫn đến việc tập trung quyền lực vào tay một người, dễ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực trong quá trình quản lý công ty.
Sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước như các Bộ, ngành, UBND tỉnh Binh Dương…đôi khi còn lỏng lẻo, chậm chễ chưa tạo ra được áp lực cần thiết đối với những cán bộ lãnh đạo công ty phải thực hiện
56
nghĩa vụ tài chính một cách mẫn cán, trung thực. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước theo kiểu nhiều tầng, nhiều lớp như Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Nội vụ, các cơ quan chủ quản của các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu… chưa thống nhất, đồng bộ.
2.3.2. Thực tiễn chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần
Kết quả khảo sát của học viên về nội dung: “Ông, bà đánh giá việc thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty của mình như thế nào” thu được kết quả như sau:
Nội dung Rất nghiêm túc Nghiêm túc Nghiêm túc 1 phần Không nghiêm túc Rất không nghiêm túc 1 Chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty cổ phần 20 phiếu (66%) 5 phiếu (17%) 5 phiếu (17%) 0 phiếu 0 phiếu
Bảng 2: Kết quả khảo sát thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty (Nguồn: học viên tổng hợp)
Mặc dù mức độ tin tưởng của câu trả lời khó có thể đúng 100% song có thể thấy thực tiễn thực hiện chuyển nhượng vốn góp của công ty cổ phần tại Bình Dương có nhiều ưu điểm, thực hiện khá nghiêm túc.
Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Bình Dương cho biết, hiện trên địa bàn Tỉnh phát sinh nhiều trường hợp sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp trong công ty cổ phần. Sau khi mua phần vốn góp, nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất, triển khai dự án do tên DN không thay đổi mặc dù chủ sở hữu thay đổi hoặc sau đó xin đổi tên doanh nghiệp từ tên cũ.
57
Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư Mậu Đức được UBND tỉnh Bình Dương cho thuê đất thu tiền hàng năm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 22.074 m2 để phục vụ mục đích xây dựng, sản xuất phi nông nghiệp. Hiện nhà đầu tư nước ngoài đã mua phần vốn góp của Công ty TNHH Đầu tư Mậu Đức nhưng tên doanh nghiệp vẫn giữ nguyên, và chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để tiếp tục thực hiện Dự án. Hồ sơ mua lại phần vốn góp tại doanh nghiệp này không đề cập đến quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Một số trường hợp khác như Công ty TNHH Đại Phú được Tỉnh giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện Dự án Khu căn hộ thương mại Đại Phú năm 2017. Hiện Công ty TNHH Đại Phú đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vẫn giữ nguyên tên gọi nhưng chủ sở hữu đã chuyển sang Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land.
Công ty cổ phần Công nghiệp BDIP là doanh nghiệp trong nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hạ tầng khu công nghiệp. Hiện Công ty đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi tên mới là Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Hoàng Sơn. Đồng thời, tất cả các cổ đông đã chuyển 100% cổ phần sang các cổ đông mới.
Hồ sơ mua lại phần vốn góp của Công ty TNHH Đại Phú, Công ty CP Công nghiệp BDIP… đều lập thủ tục đăng ký biến động và tiếp tục thực hiện Dự án.
Theo quan điểm của Tổng cục Quản lý đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần vốn đã đầu tư vào dự án (xây dựng các công trình nhưng chưa thực hiện đăng ký tài sản trên đất) nếu thực hiện chuyển nhượng sẽ không phù hợp với quy định của Luật Đất đai. Mặt khác, qua rà soát, UBND tỉnh Bình Dương cho rằng, hiện pháp luật về đất đai chưa hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết liên quan đến việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất, tài sản trên đất khi mua phần vốn góp của doanh nghiệp mà không
58
thay đổi tên doanh nghiệp, hoặc sau đó xin đổi tên từ tên cũ như một số trường hợp nêu trên.
Do đó, để đảm bảo việc chuyển nhượng phần vốn góp tại dự án, trong đó có việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bán tài sản trên đất thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đất đai, UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn xử lý các vấn đề nêu trên. Trong đó có việc xử lý về đất đai khi thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp đối với đất thuê trả tiền hàng năm, đất thuê trả tiền thuê đất một
lần cho cả thời gian thuê và giao đất có thu tiền sử dụng đất [32].
Một ví dụ khác, liên quan đến vụ chuyển nhượng các khu “đất vàng” 145ha và 43ha tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, với nhiều dấu hiệu sai phạm, các bên liên quan vừa có văn bản xin trả lại tài sản để khắc phục sai sót, thiệt hại.
Đối với dự án 145ha, Hội đồng quản trị Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (còn gọi là Tổng Công ty 3-2) có nghị quyết 49/NQ- HĐQT ngày 8-6-2021 thống nhất chủ trương bán 30% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tân Thành (chủ đầu tư dự án 145ha sân golf tại TP mới Bình Dương) khi được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép và theo quy định pháp luật.
Hai cổ đông khác của Công ty Tân Thành là Công ty cổ phần Hưng Vượng (chiếm 38% cổ phần) và Công ty TNHH Phát Triển (chiếm 32% cổ phần) cũng có văn bản gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và cơ quan chức năng đề nghị chuyển giao cổ phần tại Công ty Tân Thành cho doanh nghiệp nhà nước là Công ty TNHH MTV Đầu tư và quản lý dự án Bình Dương (hiện 100% vốn thuộc Tỉnh ủy) theo giá trị sổ sách của khoản đầu tư ban đầu, dù giá trị thực tế của dự án hiện đã cao hơn gấp nhiều lần.
Lý do của việc làm trên là để giải quyết các vấn đề dư luận quan tâm, lo lắng hay nói cách khác là khắc phục các sai sót trong quá trình nhận chuyển