Phương pháp thu và xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 29)

- Bản mỏng silica gel pha thường TLC, Bản mỏng Sorbfil

2.3.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu

Mẫu được các chuyên gia thu thập, tiến hành theo quy phạm thu thập mẫu sinh vật biển do Ủy ban KHKTNN ban hành năm 1981 và phương pháp thu thập mẫu sinh vật biển trong quan trắc và phân tích môi trường biển do Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành năm 2002. Tất cả mẫu thu đều được chụp ảnh trên máy ảnh kỹ thuật số và lưu giữ trong máy vi tính kèm nhãn dán thể hiện các nội dung như sau: địa điểm thu mẫu, trạm thu mẫu, thời gian thu mẫu, số lần thu mẫu, độ sâu, diện tích thu mẫu. Sau khi chụp ảnh để phục vụ lưu trữ, mẫu được chia làm hai phần: một phần bảo quản đông lạnh dùng cho nghiên cứu hoạt tính sinh học và hóa học, phần khác được gửi đến các chuyên gia trong và ngoài nước giám định, phân loại theo các phương pháp chuyên dụng.

Do có những đặc trưng riêng, các mẫu rong biển đòi hỏi phải bảo quản và xử lý rất cẩn thận để tránh hư hỏng và mất hoạt tính trong quá trình xử lý. Trên cơ sở tham khảo tài liệu quy trình xử lý, tạo dịch chiết và bảo quản mẫu phục vụ cho việc nghiên cứu. Các quy trình này được tuân thủ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Quy trình xử lý mẫu: mẫu rong biển sau khi thu về được tiến hành bảo quản theo quy trình thống nhất như sau:

- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất để loại bỏ muối và tạp bám.

- Để ráo nước ở nhiệt độ phòng, ép nhẹ bằng giấy lọc để thấm hết nước. - Cho từng mẫu vào các túi nilon sạch, kèm theo ký hiệu mẫu được ghi

bằng bút chì trên giấy nến để tránh bị mờ hoặc rách nát khi tiếp xúc với nước và điều kiện bảo quản lạnh âm sâu.

- Lập danh sách mẫu sinh vật biển với ký hiệu mẫu. - Chụp ảnh tiêu bản.

- Các túi mẫu được lưu trữ trong tủ lạnh âm sâu để đảm bảo mẫu không bị phân hủy bởi vi sinh vật.

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w