PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hàm lượng tro, độ ẩm và lipid tổng

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 35 - 37)

- Bản mỏng silica gel pha thường TLC, Bản mỏng Sorbfil

PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hàm lượng tro, độ ẩm và lipid tổng

3.1. Hàm lượng tro, độ ẩm và lipid tổng

Kết quả hàm lượng tro, độ ẩm và lipid tổng của các mẫu rong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Hàm lượng tro, độ ẩm và lipid tổng của các mẫu rong nghiên cứu

TT Tên khoa học hiệuKý

mẫu Hàm tro* (%) Hàm ẩm* (%) Hàm lượng lipid tổng (% khối lượng tươi) 1 Lobophora sp. 1KT 4,34 77,89 1,06

2 Lobophora variegataWomersley ex EC Oliveira 1977 (JV Lamouroux ) 15A 4,27 83,36 0,843 Lobophora rosaceaDe CLERCK 2014 CWVieira, Payri & 34KT 3,87 85,22 0,57 3 Lobophora rosaceaDe CLERCK 2014 CWVieira, Payri & 34KT 3,87 85,22 0,57

(Kết quả (*) là giá trị trung bình 3 lần lặp lại)

Hàm lượng tro

Từ bảng kết quả bảng 3.1 ta có hình 3.1 dưới đây:

Hình 3.1. Hàm lượng tro của các mẫu nghiên cứu

Qua bảng 3.1 và hình 3.1 ta thấy được hàm lượng tro của các mẫu rong chi Lobophora tương đối cao và có sự chênh lệch không đáng kể dao động từ 3,87% đến 4,34%. Hàm lượng tro cao nhất là mẫu 1KT thuộc loài Lobophora

sp. (4,34%), mẫu có hàm lượng tro thấp nhất là 3,87% thuộc loài Lobophora variegata(34KT).

Hàm ẩm

Hình 3.2. Hàm ẩm của các mẫu nghiên cứu

Qua hình 3.2 ta thấy, ngược lại với hàm lượng tro thì hàm ẩm tăng dần dao động từ 77,89% đến 85,22%. Độ ẩm của các mẫu nghiên cứu không đồng

đều, mẫu 34KT có độ ẩm cao nhất là 85.22% trong khi đó mẫu 1KT chỉ đạt 77,89%. So với một số đối tượng rong biển khác thì độ ẩm của các loài thuộc chi Lobophora cao hơn rong lục Ulva (76%) [30]. So với các loài thuộc chi

rong nâu khác là Sargasum độ ẩm của các loài khác nhau của chi Lobophora dao động lớn hơn (Độ ẩm của các loài thuộc chi Sargasum dao động từ 80- 83%) [10].

Hàm lượng lipid tổng

Hình 3.3. Hàm lượng lipid tổng của các mẫu nghiên cứu

Hàm lượng lipid tổng được xác định bằng phần trăm khối lượng lipid thu được so với khối lượng mẫu tươi ban đầu. Quy trình thực hiện được trình bày theo mục 2.3.2. kết quả về hàm lượng lipid tổng của các mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.3 ở trên.

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng lipid tổng số của 3 mẫu thuộc chi Lobophora có sự biến động lớn, dao động từ 0,57% đến 1,06%. So sánh với hàm lượng lipid tổng của loài rong Lobophora variegate thu ở vùng biển Việt Nam (mẫu 15A hàm lượng lipis tổng là 0,85% khối lượng tươi) cao hơn đáng kể so với cùng loài này thu từ vùng biển Đông Nam của Tamil Nadu do tác giả Thennarasan S và Murugesan đã công bố [0,27± 0,5%]. Sự khác biệt này có thể bắt nguồn do sự phân bố, môi trường sinh trưởng và phát triển, địa điểm và thời gian thu mẫu, cũng như sự khác biệt đáng kể giữa các loài [32].

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w