KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 49 - 52)

- Nhóm SFAs: là tổng của các axit béo no từ C12 C20.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1. Đã xác định được hàm lượng lipid tổng của cả 3 mẫu thuộc chi

Lobophora. Trong đó, các mẫu có hàm lượng lipid tổng trung bình đạt 0,82% khối lượng tươi. Hàm lượng tro trung bình đạt 4,16% và hàm ẩm trung bình là 82,15%.

2. Trong lipid tổng của các mẫu nghiễn cứu đã xác định được 7 lớp chất cơ bản là lipid phân cực (Pol), sterol (ST), Diacylglycerol (DG), axit béo tự do (FFA), triacyglycerol (TG), monoankyldiacylglycerol (MADG), hydrocacbon + sáp (HW). Trong đó các lớp chất FFA, Pol, ST là lớp chất điển hình, chiếm hàm lượng lớn. Trong đó lớp lipid phân cực (Pol) chiếm hàm lượng trung bình cao nhất trong lipid tổng (30,76%).

3. Về thành phần và hàm lượng các axit béo của các mẫu nghiên cứu, xác định được 24 loại axit béo có 12 đến 22 nguyên tử cacbon (C12 đến C22). Axit béo không no đa nối đôi (PUFAs) chiếm hàm lượng trung bình cao nhất trong tổng hàm lượng axit béo là (40,7%). Đứng thứ 2 là axit béo no (SFAs) với hàm lượng trung bình là (35,62%). 4. Đã phát hiện mới về hoạt tính kháng viêm và kháng khuẩn của các

phân đoạn lipid của loài Lobophora sp.. Hoạt tính kháng viêm của lipid tổng, lipid phân cực và lipid không phân cực thể hiện qua giá trị IC50 lần lượt là 61,09; 66,21 và 52,10 µg/mL. Phân đoạn lipid tổng của loài Lobophora sp. thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Gram âm E.

KIẾN NGHỊ

Cần tiếp tục nghiên cứu và đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của rong nâu thuộc chi Lobophora và sự tích lũy lipid, các hoạt chất của loài rong này sẽ bổ sung thêm nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho sản xuất các sản phẩm từ rong nâu.

Cần tiếp tục nghiên cứu sâu về thành phần hóa học, các chất có hoạt tính sinh học cao của một số loài rong nâu chi Lobophora. Đặc biệt là loài rong biển mới Lobophora sp. có các hàm lượng DHA, AA và EPA cao hơn hẳn so với các số loài rong nâu khác. Tăng cường cơ sở nuôi trồng, khai thác chế biến các sản phẩm từ các loài này cũng như các loài rong nâu khác, nhằm phát triển kinh tế ven biển Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án tốt nghiệp rong nâu Lobophora (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w