- Bản mỏng silica gel pha thường TLC, Bản mỏng Sorbfil
2.3.4. Chiết tách và xác định hàm lượng lipid tổng
Phương pháp: Hàm lượng lipid tổng được chiết tách và xác định theo phương pháp Bligh and Dyer [28], phương pháp được sử dụng thường quy cho mẫu rong biển tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển các sản phẩm thiên nhiên – Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên. Phương pháp này sử dụng hệ dung môi chiết là CHCl3/CH3OH với tỉ lệ 1: 2.
Thực nghiệm: Lấy các mẫu rong được chọn trong tủ bảo quản lạnh đem đi ngâm nước để giã đông, rửa lại và loại bỏ các cặn bẩn sau đó để ráo nước. Cân 50g mẫu rong tươi, nghiền nhỏ bằng máy xay, rồi ngâm chiết bằng 150ml hệ dung môi CHCl3/CH3OH tỉ lệ 1:2 (tỉ lệ khối lượng mẫu/ dung môi là 1:3 ) siêu âm 30 phút với nhiệt độ là 40oC (2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút). Phần dịch chiết được lọc ra, sau đó bổ sung 1 thể tích CHCl3 vào bình (ngập mẫu) và siêu âm ở nhiệt độ thường trong vòng 30 phút (2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút). Đổ dịch chiết 2 lần lại với nhau, sau đó thêm 0,8 thể tích nước cất vào (tỉ lệ thể tích mẫu/ nước là 3:1) và lắc đều để phân lớp rồi chuyển hỗn hợp trên lên phễu chiết, chiết lấy phần dịch bên dưới - phần chứa lipid tổng, rửa lại bằng CHCl3, rồi làm khan bằng Na2SO4. Dịch chiết được lọc bỏ muối, đem cô quay để loại dung môi trên máy cô quay chân không ở 40°C, áp suất 25mmHg thu được lipid tổng. Hàm lượng lipid tổng được cân bằng cân phân tích Sartorius analytic (độ chính xác 10-4g) và được tính theo phần trăm so với khối lượng rong ban đầu. Sau khi xác định được hàm lượng lipid tổng đem hòa tan lượng lipid tổng thu được trong lượng dung môi CHCl3 vừa đủ và bảo quản trong tủ lạnh.