- Nhóm SFAs: là tổng của các axit béo no từ C12 C20.
3.4.1. Hoạt tính kháng viêm
Trong nghiên cứu này, đã đánh giá hoạt tính ức chế NO của các phân đoạn lipid bằng cách sử dụng thử gây độc tế bào RAW264,7 được kích thích bằng LPS. Bảng 3.4 thể hiện rằng 3 phân đoạn lipid có tác dụng ức chế sản sinh NO trong LPS kích thích tế bào RAW264,7 với giá trị IC50 của 52,10- 66,21 mg/mL. Các tế bào kiểm tra vẫn khỏe mạnh và khả năng tồn tại của tế bào không bị ảnh hưởng với tỷ lệ phần trăm cao hơn 89,90%, theo xét nghiệm so màu MTT (Bảng 3.4). Đặc biệt , phân đoạn lipid không phân cực cho thấy hoạt tính ức chế NO cao hơn so với lipid phân cực. Kết quả này trái ngược với báo cáo về tỷ lệ lipid từ cua bùn Scylla paramamosain, sự ức chế của lipid phân cực cao hơn so với tỷ lệ lipid không phân cực [38]. Có thể giải thích rằng hàm lượng lipid phân cực của Lobophora sp. thấp hơn so với cua bùn S. paramamosain, với giá trị tương ứng 26,8% và 40,02%.
Ahmad đưa ra thông tin về hoạt tính kháng viêm (IC50) của một số loài hải sản dao động từ 64,6 đến 306,4 µg/mL [39]. Hoạt tính kháng viêm của các phân đoạn này tương đương với hoạt tính kháng viêm của Octopus lipid [39]. Hoạt tính kháng viêm của loài rong biển cùng chi Lobophora variegata đã được Siqueira (2010) chứng minh có tiềm năng tốt từ hoạt chất polysacarit sunfat đã được phân lập [40]. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các phân đoạn lipid của loài rong nâu Lobophora sp. được chứng minh có hoạt tính kháng viêm tốt.
Nồng độ (mg/ mL)
% Ức chế
L-NMMA Pol (1KT) UPol (1KT) TL (1KT)
% ức chế NO % tế bào sống % ức chế NO % tế bào di căn % ức chế NO % tế bào di căn % ức chế NO % tế bào di căn 100 99,74 89,90 69,07 97,29 84,75 98,24 80,93 96,06 20 72,44 97,54 18,47 98,00 20,76 102,00 15,25 99,47 4 28,18 4,66 7,20 5,86 0,8 9,74 -1,29 -3,61 -2,82 IC50 8,90±0,82 - 66,21±6,24 - 52,10±4,43 - 61,09±6,06 -
(Chú thích: TL: totallipid, UPol: unpolarlipd, Pol: Polarlipd)