9. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học
Máy nâng vật lên cao đang được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, sự hiểu biết cơ bản về máy nâng vật lên cao chưa được phổ biến. Ví dụ như không phải tất cả đều trả lời được một số câu hỏi về máy nâng vật lên cao như:
1. Máy nâng vật lên cao là gì? Các sản phẩm của máy nâng vật lên cao đang có mặt trong lĩnh vực nào của cuộc sống?
2. Máy nâng vật lên cao hoạt động dựa trên nguyên lí nào? Nó có cấu tạo gồm những bộ phận chính nào?
3. Máy nâng vật lên cao có thể được tạo ra bằng những phương án nào? Cách thức truyền lực bằng cách nào? Có thể chế tạo máy nâng vật lên cao đơn giản bằng những vật liệu đơn giản nào? Làm thế nào để thử nghiệm được?
4. Ảnh hưởng,tầm quan trọng, vai trò của máy nâng vật lên cao đến sản xuất, đời sống, kinh tế.
Đó chính là các câu hỏi để xây dựng các nội dung của chủ đề. Các hoạt động của chủ đề “Máy nâng vật lên cao” đã xây dựng được mô tả khái quát qua bảng sau:
Bảng 2.2. Các pha hoạt động chi tiết của chủ đề
Nội dung hoạt động
Thời gian Ghi chú chi tiết Sản phẩm đầu ra
Hoạt động 1. Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra Tiết 01 (45 phút)/ Lớp học
- Tạo tình huống, giới thiệu máy nâng vật lên cao và gắn kết với chủ đề STEM
- HS nhận nhiệm vụ cần giải quyết, cùng GV trao đổi và thống nhất tiêu chí đặt ra cho sản phẩm - HS lắng nghe tiến trình hoạt động của cả chủ đề
- GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và bắt đầu lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền.
- GV dẫn dắt, hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức nền. - HS bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền trong sách giáo khoa vật lí 10 và hoàn thành phiếu học tập trên giấy A2.
- Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm - Một phần poster về kiến thức nền Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền Làm việc nhóm/ tại nhà, online
Tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức nền và hoàn thành phiếu học tập
+ HS tìm hiểu kiến thức trong sách giáo khoa vật lí 10, bài 18. Cân bằng của một vật có trục quay cố định, momen lực, về các dạng cân bằng và mức vững vàng của cân bằng.
+ Đồng thời tìm hiểu kiến thức nền khác qua sách và mạng internet
- Poster về kiến thức nền
Hoạt động 3.
Báo cáo kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế đáp Tiết 02 (45 phút)/ Lớp học
- HS báo cáo kết quả nghiên cứu kiến thức nền của nhóm.
- GV, HS thảo luận, nhận xét và chốt kiến thức nền cần sử dụng. - Giáo viên nhắc lại tiêu chí của
- Báo cáo, thuyết trình về poster kiến thức nền
- Một phần bản thiết kế “Máy nâng
ứng tiêu chí đặt ra
sản phẩm và đưa ra tiêu chí của bản thiết kế (nguyên lí hoạt động, kích thước, nguyên vật liệu chế tạo, các bộ phận của sản phẩm…)
- HS bắt đầu đưa ra phương án thiết kế máy nâng vật lên cao phù hợp với các tiêu chí đặt ra bằng cách vẽ bản thiết kế trên giấy A2
vật lên cao” Hoạt động 4. Hoàn thiện Thiết kế bản vẽ máy nâng vật lên cao. Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế và báo cáo sản phẩm và thảo luận Làm việc nhóm/ tại nhà, online và tại lớp (Tiết 03) HS tiếp tục làm việc nhóm để đưa ra phương án thiết kế máy nâng vật lên cao phù hợp với các tiêu chí đặt ra và sử dụng kiến thức nền để giải thích cơ chế hoạt động, đồng thời liệt kê các nguyên vật liệu và chi phí cần sử dụng..
- Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao”
- Phiếu lựa chọn nguyên vật liệu sử dụng.
- Sản phẩm “máy nâng vật lên cao”
Hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm và thảo luận Tiết 04 (45 phút)/ Lớp học
- HS báo cáo sản phẩm tại lớp - HS trao đổi để cải tiến sản phẩm và rút ra những điều đã học được qua chủ đề
- GV tổng kết cả chủ đề
- Báo cáo, thuyết trình về sản phẩm - Nhật kí học tập (Phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đặt câu hỏi phản biện,…)