9. Cấu trúc của luận văn
2.4.4.3. Hoạt động 3 Lựa chọn giải pháp
a) Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức liên quan đến monen lực, nguyên lí Pascal để đưa ra và bảo vệ phương án thiết kế máy nâng vật lên cao
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.
- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm cho phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả cao, lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thi công dụng cụ.
- Mô tả được bản thiết kế máy nâng vật lên cao và nguyên vật liệu lựa chọn.
- Tự nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến phản biện.
b) Nội dung
- HS báo cáo phương án thiết kế và vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan đến chủ đề đã được sử dụng để bảo vệ phương án thiết kế.
- GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm máy nâng vật lên cao.
c) Địa điểm và thời gian hoạt động
- Địa điểm: tại lớp học - Thời gian: 45 phút
d) Chuẩn bị
* Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, nam châm dính bảng. - Phiếu đánh giá bản thiết kế.
* Học sinh
Đồ dùng học tập (bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10).
e) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao”. - Danh mục các chi tiết cần chuẩn bị. - Bản vẽ sản phẩm phỏng theo thiết kế. - Phiếu đánh giá bản thiết kế.
f) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Mở đầu – tổ chức báo cáo
- GV giới thiệu tiến trình nội dung chi tiết của buổi học.
- GV cho mỗi nhóm 5 phút để hoàn thiện bản thiết kế và cử đại diện người trình bày của nhóm.
- GV nhắc lại tiêu chí chấm bản thiết kế và bài trình bày của từng nhóm.
- GV thông báo nhiệm vụ báo cáo.
✓ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút
✓ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút
✓ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi nhóm ghi chú về ý kiến góp ý, thắc mắc phản biện.
2. Các nhóm báo cáo
- GV mời từng nhóm lên trình bày.
- GV lắng nghe báo cáo, nhận xét và góp ý.
- GV phát phiếu đánh giá bài trình bày cho mỗi nhóm, trong đó có chỉ sẵn các tiêu chí và điểm số tương ứng:
+ Nội dung báo cáo + Phong cách báo cáo + Hình thức trình bày
- HS báo cáo phương án thiết kế của nhóm mình tại lớp
- Các nhóm ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
3. Tổng kết và nhiệm vụ về nhà tiếp theo
- GV yêu cầu HS tổng hợp các góp ý của các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
- GV sẽ tổng kết, chốt hoặc đưa ra gợi ý điều chỉnh cho các nhóm nếu cần.
- GV mời HS chấm điểm phần trình bày và bản thiết kế cho nhóm mình và nhóm bạn. Sau đó, GV mời HS công bố phiếu tự chấm điểm và tổng hợp kết quả lên bảng. GV giành lời khen cho các nhóm.
- GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập tiếp theo: thi công và báo cáo sản phẩm.
- GV phát cho HS phiếu đánh giá sản phẩm.
- GV giao nhiệm vụ chế tạo một phần máy nâng vật lên cao tại nhà.
- HS lắng nghe và bắt đầu lên kế hoạch cho nhiệm vụ tiếp theo. - HS cùng thảo luận và phản biện.
- Các nhóm sẽ tự chấm điểm cho chính nhóm mình và các nhóm khác.
- HS lên kế hoạch phân công mua sắm nguyên vật liệu và có thể nhờ sự giúp đỡ của giáo viên.
Một số bản thiết kế có thể của học sinh
1. Máy nâng kết hợp nhiều palăng và tay quay:
Pa lăng có R1= 4R2, dây treo vật cuộn vào ròng rọc R2. Dây kéo nối với ròng rọc R1 và được quấn vào ròng rọc R3 gắn với tay quay có bán kính quay R4= 2R3
2. Máy nâng dùng Palăng và dây xích vô cực
Dây treo vật cuộn vào ròng rọc nhỏ giả sử có bán kính R2. Xích kéo vô cực kép kín cuộn vào ròng rọc lớn, giả sử bán kính là R1. Khi đó lực kéo F liên hệ với trọng lượng P của vật theo công thức F. R2= P. R1 vì vậy lực kéo sẽ nhỏ hơn so với trọng lượng của vật