9. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Phân tích các hoạt động dạy học theo tiến trình đã xây dựng
a) Hoạt động: Xác định vấn đề cần giải quyết là chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra và nghiên cứu kiến thức nền
Sau khi GV giới thiệu về máy nâng vật lên cao và thông báo nhiệm vụ cho HS phải chế tạo một chiếc máy nâng vật lên cao các em HS tỏ ra rất hào hứng tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Các em chủ động đặt tên nhóm, đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và chủ động phân công nhiệm vụ trong nhóm về nghiên cứu kiến thức nền. Điều này được thể hiện thông qua các hoạt động sau:
- HS nhanh chóng di chuyển, tập trung theo nhóm để đặt tên nhóm, đồng thời đăng kí ý tưởng về máy nâng vật lên cao của nhóm mình.
- HS hào hứng, nhiệt tình, hăng hái giơ tay phát biểu ngay ý tưởng về chiếc máy nâng vật lên cao.
- HS bàn bạc sôi nổi, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khá tốt. Các nhiệm vụ được phân công đồng đều cho các thành viên, phù hợp với năng lực của mỗi bạn để nghiên cứu kiến thức nền và hoàn thành các nhiệm vụ khác trong phiếu học tập như soạn bài trình chiếu, vẽ bản thiết kế.
b) Hoạt động: Báo cáo kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế đáp ứng tiêu chí đặt ra
Thông qua quá trình quan sát, xem lại video và phiếu đánh giá của các nhóm tôi nhận thấy HS tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến cho nhau. Nhiều câu hỏi thảo luận được đưa ra, qua đó củng cố lại kiến thức nền cho HS rất hiệu quả. Tuy nhiên, giai đoạn báo cáo kiến thức nền các nhóm còn gặp chút khó khăn, lúng túng trong việc sử dụng từ ngữ chuyên ngành cho phù hợp với chương trình vật lí 10. Ví dụ “khoảnh cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực” được các em quen dùng ở cấp hai sẽ được thay bằng từ “cánh tay đòn” cho phù hợp với kiến thức cấp 3.
Quá trình báo cáo kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế của các nhóm cụ thể như sau:
Nhóm 1: Sản phẩm đòn bẩy được các em sử dụng kiến thức về Momen lực, nhóm đã chỉ ra được mối quan hệ giữa cánh tay đòn và lực tác dụng, từ đó giáo viên chốt được kiến thức mới về Monen lực và điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.
Nhóm 2: Sản phẩm ròng rọc được các em sử dụng kiến thức lợi về lực bằng việc sử dụng máy cơ đơn giản là ròng rọc. Học sinh trong của nhóm đã phân biệt được chức năng của ròng rọc cố định và ròng rọc động, từ đó rút ra được kiến thức càng lợi về lực bao nhiêu thì càng thiệt hại bấy nhiêu lần về đường đi.
Sản phẩm nhóm 3 và nhóm 4 đều sử dụng cơ chế đòn bẩy để lợi về lực.
c) Hoạt động: Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế máy nâng vật lên cao và bắt đầu chế tạo.
Hoạt động trình bày phương án thiết kế sản phẩm các nhóm làm khá tốt, các em đều có những lập luận để giữ nguyên phương án thiết kế của nhóm mình. Vì đã nắm rõ nguyên tắc hoạt động cũng như cơ chế lợi về lực của sản phẩm nhóm mình nên các em đều trả lời khá tốt các câu hỏi chất vấn của các nhóm khác.
Hình 3.2. Thành viên nhóm khác đặt câu hỏi chất vấn
d) Hoạt động: Chế tạo máy nâng vật lên cao theo phương án thiết kế và báo cáo sản phẩm và thảo luận
- Việc thiết kế slide bài thuyết trình để báo cáo sản phẩm các nhóm có gặp chút khó khăn. Mặc dù đa số các em đều có điện thoại và laptop, trong mỗi nhóm đều có một số thành viên biết sử dụng phần mềm PowerPoint nhưng các em lại chưa biết nguyên tắc soạn bài thuyết trình. Đa số các nhóm đều gặp các lỗi cơ bản như có quá nhiều chữ trong một slide, bố cục chưa rõ ràng, hiệu ứng không cần thiết làm phân tâm người xem, màu chữ và màu nền chưa tương phản…Trước buổi báo các các nhóm đã gởi trước bài thuyết trình cho giáo viên xem, giáo viên đã góp ý chỉnh sửa và có hướng dẫn cụ thể, dù chưa thật sự tốt nhưng các nhóm đã có sự tiến bộ và chất lượng bài slide trình bày đã có sự cải thiện rõ rệt.
- Việc trình bày báo cáo của các nhóm cũng có sự khác biệt về phong cách trình bày, các nhóm trình bày sau có lợi thế hơn về thời gian chuẩn bị và có sự học hỏi, rút kinh nghiệm từ các nhóm trước. Cụ thể nhóm 4 trình bày đầu tiên nên còn lúng túng và hồi hộp, nhóm 1 trình bày cuối cùng nên tự tin và có kinh nghiệm hơn nên phần thuyết trình mạch lạc và hấp dẫn hơn nhóm 4 và đạt số điểm thuyết trình cao nhất.
Hình 3.3. Báo cảo sản phẩm
- Sau phần báo cáo sản phẩm của mỗi nhóm là hoạt động thảo luận, đặt câu hỏi chất vấn. Phần này diễn ra rất sôi nổi, đa số các em rất giàu năng lượng khi trao đổi, đưa ra câu hỏi chất vấn nhóm trình bày rất nhiều.
Hình 3.4. Trao đổi, giải đáp thắc mắc
+ Bạn Việt Hoàn có câu hỏi chất vấn nhóm 4 như sau: “Tại sao nhóm bạn lại để cho khoảng cách từ điểm tựa đến điểm nâng vật ngắn hơn nhiều so với khoảng cách từ điểm tựa đến điểm tác dụng lực của tay?”
+ Bạn Thanh Xuân cũng có câu hỏi chất vấn nhóm 1 như sau: “Mình cảm thấy thiết kế ròng rọc của nhóm bạn chưa chắc chắn, khi nâng vật lên cảm giác máy rất dễ ngã, nhóm bạn có cách nào để khắc phục cho việc này không?”
+ Đại diện các nhóm cảm ơn câu hỏi của các bạn và đưa ra câu trả lời như sau: “Máy nâng vật lên cao của nhóm mình hoạt động dựa trên quy tắc Momen lực, theo điều kiện cân bằng của vật có trục quay khi cánh tay đòn càng lớn thì lực càng nhỏ và ngược lại, nên muốn lợi về lực ta cần điều chỉnh cho cánh tay đòn càng nhỏ thì lực tác dụng tại vật càng lớn, ta càng lợi về lực.”
“ Cách khắc phục của nhóm mình là tăng diện tích mặt chân đế để trọng tâm xuyên qua mặt chân đế.”
- Dưới đây là một số sản phẩm và quá trình báo cáo của các nhóm
Hình 3.5. Các sản phẩm của học sinh
Hình 3.6. Giáo viên hỗ trợ