9. Cấu trúc của luận văn
2.4.4.2. Hoạt động 2 Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
(45 phút ở lớp và ở nhà)
a) Mục tiêu:
- Nêu được các kiến thức về điều kiện cân bằng và mức vững vàng của cân bằng. - Viết được quy tắc cân bằng, nêu khái niệm mô-men lực và biểu hiện của nó trong thực tiễn.
- Xây dựng được bản thiết kế cho máy nâng vật lên cao, bao gồm:
*Nêu được các cách lợi về lực là sử dụng các loại máy cơ đơn giản gồm ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng và sử dụng bình thông nhau.
*Nêu được cơ chế khuếch đại lực của đòn bẩy dựa vào quy tắc Momen và các quy tắc khác (Ví dụ quy tắc máy dùng chất lỏng theo nguyên lí
*Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.
*Thảo luận với các thành viên trong nhóm để thống nhất kế hoạch và cùng hoàn thành nhiệm vụ
*Vận dụng các kiến thức nền đã tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra phương án thiết kế máy nâng phù hợp.
*Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp để viết vào nhật ký học tập.
*Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình chế tạo sản phẩm cho phù hợp với vật liệu để đạt hiệu quả cao.
*Đề xuất được hình dạng, chất liệu và cách lắp ráp máy nâng.
*Nghiên cứu tài liệu, tra cứu thông tin và sáng tạo trong thiết kế sản phẩm phù hợp.
b) Nội dung
- Học sinh làm việc nhóm, cả lớp tại lớp để trao đổi và ghi nhận các kiến thức về cân bằng lực, mô-men lực...và tìm hiểu thêm ở nhà về các kiến thức đó.
- Sau 1 tuần làm việc nhóm tại nhà về các chủ đề được tìm hiểu, HS sẽ báo cáo về kiến thức nền nhóm mình tìm hiểu được.
+ Thời gian báo cáo và trao đổi: 10 phút
c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
- Báo cáo, thuyết trình bằng poster kiến thức nền - Bản thiết kế “máy nâng vật lên cao”
d) Địa điểm và thời gian hoạt động
- Địa điểm: Tại lớp học - Thời gian: 45 phút
- Hoàn thiện bản thiết kế tại nhà theo góp ý.
e) Chuẩn bị
* Giáo viên:
- Bản phân công nhiệm vụ nhóm - Phiếu kế hoạch hoạt động
- Phiếu học tập – nghiên cứu kiến thức nền - Bản tiêu chí của sản phẩm
- Phiếu đánh giá cá nhân trong nhóm - Phiếu đánh giá làm việc nhóm - Phiếu đánh giá sản phẩm
- Phiếu đánh giá bản thiết kế
* Học sinh
Đồ dùng học tập (giấy A2, bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10)
f) Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Báo cáo kiến thức nền
- GV tổ chức và lắng nghe kết quả báo cáo của từng nhóm
- HS báo cáo kết quả nghiên cứu kiến thức nền của nhóm. 2. Thảo luận, nhận xét, chốt kiến thức nền
- GV, HS thảo luận, nhận xét. - HS thảo luận, nhận xét.
3. Nhắc lại tiêu chí của sản phẩm, bản thiết kế và giao nhiệm vụ về nhà
- GV yêu cầu HS lên kế hoạch nhóm và đưa ra bản thiết kế của máy nâng vật lên cao đáp ứng các tiêu chí đặt ra - GV nhắc lại tiêu chí của sản phẩm và đưa ra tiêu chí của bản thiết kế (nguyên lí hoạt động, kích thước, nguyên vật liệu chế tạo, các bộ phận của sản phẩm…)
- GV phát các phiếu để HS kẹp vào nhật kí học tập cho mỗi nhóm gồm: bản phân công nhiệm vụ, bản tiêu chí sản phẩm và phiếu đánh giá sản phẩm.
- HS nhận nhiệm vụ đưa ra phương án thiết kế, giải pháp tại nhà
- HS làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ
- Nếu còn thời gian, HS sẽ lên kế hoạch và đưa ra phương án thiết kế tại lớp. Sau đó, về nhà hoàn thành tiếp.