Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học stem chủ đề “máy nâng vật lên cao” phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 10 (Trang 40 - 44)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.4.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên

- Phiếu lựa chọn nguyên vật liệu sử dụng.

- Sản phẩm “máy nâng vật lên cao”

Hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm và thảo luận Tiết 04 (45 phút)/ Lớp học

- HS báo cáo sản phẩm tại lớp - HS trao đổi để cải tiến sản phẩm và rút ra những điều đã học được qua chủ đề

- GV tổng kết cả chủ đề

- Báo cáo, thuyết trình về sản phẩm - Nhật kí học tập (Phiếu đánh giá quá trình làm việc nhóm, phiếu đánh giá sản phẩm, phiếu đặt câu hỏi phản biện,…)

2.4.4. Tổ chức hoạt động dạy học.

2.4.4.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần giải quyết: chế tạo máy nâng vật lên cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra cao đảm bảo các tiêu chí đặt ra

a) Mục tiêu

- Xác định vấn đề cần chế tạo máy nâng vật lên cao đáp ứng các tiêu chí đặt ra.

- Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp viết vào nhật ký học tập.

- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách trung thực, chính xác, có hệ thống.

- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để thống nhất kế hoạch và cùng hoàn thành nhiệm vụ

b) Nội dung

- GV nêu tình huống và yêu cầu HS đề xuất các ý tưởng có thể thực hiện để giải quyết vấn đề nêu trong tình huống.

- GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá máy nâng vật lên cao (phụ lục đính kèm);

- GV hướng dẫn HS về tiến trình chủ đề và yêu cầu HS ghi chép vào nhật kí học tập với các bước sau:

• Bước 1. Các nhóm nhận nhiệm vụ

• Bước 2. Tìm hiểu kiến thức nền, kĩ năng liên quan • Bước 3. Lập bản phương án thiết kế và báo cáo. • Bước 4. Làm sản phẩm

• Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh

- Nhật ký học tập gồm: Bản phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm và bản tiêu chí của sản phẩm

- Một phần poster về kiến thức nền.

d) Địa điểm và thời gian hoạt động

- Địa điểm: tại lớp học - Thời gian: 45 phút

e) Chuẩn bị

* Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Bản phân công nhiệm vụ nhóm. - Phiếu kế hoạch hoạt động.

- Phiếu học tập – nghiên cứu kiến thức nền. - Bản tiêu chí của sản phẩm.

- Bút dạ bảng.

* Học sinh

- Đồ dùng học tập (bút, thước, sách giáo khoa vật lí 10).

f) Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Tạo tình huống

- GV chia lớp thành 4 nhóm, HS ngồi theo vị trí nhóm. GV yêu cầu HS trao đổi, đặt tên cho nhóm và viết vào bảng tên nhóm mình.

- GV yêu cầu HS công bố tên của nhóm.

- GV đặt câu hỏi dẫn dắt đến vai trò của lực trong cuộc sống:

+ “Theo các em, lực có quan trọng với

cuộc sống của chúng ta không? Hãy kể các tác dụng của lực?”

Lưu ý: Nhóm nào có HS phát biểu GV sẽ tích điểm ngay trên bảng cho nhóm đó.

- HS ổn định lớp học, trao đổi thống nhất nhóm trưởng, thư kí, tên của nhóm.

- HS công bố tên của nhóm - HS có thể liệt kê như: + Lực giúp di chuyển, nâng, hạ các vật (tác dụng sinh

công, gây ra gia tốc của lực)

+ Lực giúp ta tạo hình các sản phẩm (tác dụng biến

dạng của lực)

- HS nhận thấy vai trò của lực trong cuộc sống. 2. Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ học tập và giới thiệu tiến trình của chủ đề - GV đặt vấn đề: Trong đời sống, chúng tao thường tác dụng lực để thực hiện di chuyển các vật, trong đó có nhiệm vụ nâng vật lên cao. Nhiều khi, vật đó nặng hơn so với sức nâng của ta. Nhiệm vụ mà các em cần thực hiện là thiết kế và chế tạo “Máy nâng vật lên cao”

- GV giới thiệu tiến trình của chủ đề (kế hoạch triển khai chi tiết các hoạt động)

- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.

- Lắng nghe tiến trình của cả chủ đề và hoàn thành phiếu hoạt động 3. Xác lập tiêu chí đánh giá sản phẩm - GV cùng HS trao đổi để thống nhất tiêu chí của sản phẩm:

+ Theo các em, máy nâng vật lên cao cần thỏa mãn các yêu cầu gì?

- Sau đó, GV chốt lại tiêu chí của sản phẩm:

STT Tiêu chí Điểm

tối đa

- HS trao đổi để đưa ra tiêu chí của sản phẩm

- HS lắng nghe tiêu chí đánh giá sản phẩm

1 Có hệ số khuếch đại lực nâng tối thiểu là 4, chiều cao tối thiểu 40 cm. 40 2 Dễ dàng vận hành, dễ điều khiển và dễ di chuyển. 20 3 Cân nặng không quá 2kg. 5 4 Độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần 5 5 An toàn cho người sử dụng. 10 6 Vật liệu dễ tìm,

tiết kiệm chi phí. 10

7 Trang trí bắt mắt

(thẩm mỹ). 10

Tổng điểm 100

- GV thông báo bảng đánh giá, chấm điểm cho từng tiêu chí trên máy chiếu.

4. Hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức nền nhiệm vụ về nhà

- GV gợi ý và hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức nền:

+ Hãy nghiên cứu sách giáo khoa và cho cô biết: để có thể nâng được một vật lên cao thì các em sẽ sử dụng những kiến thức ở phần nào?

+ Để tăng độ lớn của lực nâng (khuếch đại lực) thì theo các em có những cách nào, nguyên lý của những cách đó ra sao?

- Giao nhiệm vụ về nhà cho HS tìm hiểu kiến thức và kĩ năng nền phục vụ cho chủ đề:

GV có thể gợi ý cho học sinh về các kiến thức cơ bản cần tìm hiểu liên

- Lắng nghe nhiệm vụ về nhà

- Các nhóm làm việc để lên kế hoạch tìm hiểu, nghiên

quan đến các môn học:

a. Muốn lợi về lực em có những cách nào?

b. Nêu một số máy cơ đơn giản mà bạn biết?

c. Nêu sự khác nhau giữa lực tác dụng trực tiếp từ người nâng và lực tác dụng lên vật cần nâng. Lực tác dụng vào vật cần nâng đã được khuếch đại lên bằng nguyên tắc nào? Hãy giải thích rõ nguyên tắc khuếch đại lực đó?

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: ✓ Mỗi nhóm cùng trao đổi, nghiên cứu để trả lời các câu hỏi trên

✓ Hình thức trình bày: Poster ✓ Thời gian báo cáo: 10 phút

- GV phát nhật kí học tập cho mỗi nhóm gồm: bản phân công nhiệm vụ, bản tiêu chí sản phẩm.

- GV phát giấy A2 có nội dung phiếu học tập.

- GV gửi lời chúc thành công đối với các nhóm và kết thúc tiết học.

cứu kiến thức nền (kiến thức nào, môn học nào,..).

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học stem chủ đề “máy nâng vật lên cao” phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh lớp 10 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)