Các bài tậpvề thế năng

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập vật lý chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lý cho học sinh nước chdcnd lào (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Các bài tậpvề thế năng

Câu hỏi tổng hợp 1: Thế năng trọng trường là gì? Viết công thức tính thế năng

và giải thích các đại lượng có trong công thức. VL1.1 SGK Lào trang 115câu1

Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tai đó 𝑊𝑡=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng 𝑊𝑡=900J. Tính

- Vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất ?

- Xác định vị trí ưng với mức không của thế năng đã chọn và tìm vận tốc của vật khi vật khi vật qua vị trí này.

Từ câu tự luận tổng hợp suy ra các câu tự luận ngắn như sau:

1.1. Thế năng trọng trường là gì ? Viết công thức tính thế năng và giải thích các đại lượng có trong công thức.

Học sinh trả lời:

Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật; nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường

Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức Wt = mgz

1.2. Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tai đó 𝑊𝑡=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng 𝑊𝑡=900J. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất ?

Học sinh trả lời:

Thế năng ban đầu của vật so với mặt đất là : W = 500 + 900 =1400J Do vật rơi tự do nên: W = mgh suy ra h=W/mg =46,7m

1.3. Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tai đó 𝑊𝑡=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng 𝑊𝑡=900J. Xác định vị trí ưng với mức không của thế năng đã chọn và tìm vận tốc của vật khi vật khi vật qua vị trí này.

Học sinh trả lời:

Vị trí với mức không của hế năng có năng lượng là W = 900J so với mặt đất suy ra h =30m

Ở vị trí này phần năng lượn 500J ban đầu đã được chuyển hóa thánh đông năng 500 = ½ m𝑣2 suy ra v = 18,26 m/s

Từ câu trả lời ngắn suy ra câu hỏi trắc nghiệm

Câu trắc nghiệm 1.Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là

A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng.

C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.1, VL1.1 vì để giải câu trên ta cần xác định được đối tượng đó là dạng năng lượng giữa trái đất và vật và các đăc điểm của nó.

Câu trắc nghiệm 2. Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng? A. Wt = mgh B. W = mg (z2 – z1) C. W = P.h D. W = mgh/2

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.1 chỉ cần nhận biết được công thức tính của thế năng.

Câu trắc nghiệm 3. Một m vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc v từ

mặt đất. Gia tốc rơi từ do là g, bỏ qua sức cản không khí. Khi vật có động năng bằng thế năng thì nó ở độ cao so với mặt đất là

A. 4g v2 B. 2g v2 . C. g v2 . D. g v 2 2

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.3, VL1.5 vì để giải câu trên ta cần xác định được đối tượng đó là động năng và thế năng cùng với công thức tính của nó từ đó biến đổi logic mối liên hệ giữa các đại lượng.

Câu trắc nghiệm 4.Thế năng hấp dẫn là đại lượng:

A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không

C. Véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.3 vì để giải câu trên ta cần xác định được đối tượng đó là thế năng và các đăc điểm của nó.

Câu trắc nghiệm 5. Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng

trường và có thế năng tai đó𝑊𝑡=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng

𝑊𝑡=900J. Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất ?

A. 30m B. 15m C. 10m D.5m

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.3 vì để giải câu trên ta cần xác định được đối tượng đó là thế năng từ đó vận dụng biểu thức tính của thế năng,rút ra công thức tính độ cao và tính toán tìm kết quả.

Câu trắc nghiệm 6: Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng

trường và có thế năng tai đó 𝑊𝑡=500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng

𝑊𝑡=900J. Xác định vị trí ưng với mức không của thế năng đã chọn và tìm vận tốc của vật khi vật khi vật qua vị trí này.

A. 18m/s B. 15m/s C.13m/s D.30m/s

➢ Phát triển năng lực nhận thức vật lý VL1.3 vì để giải câu trên ta cần xác định được đối tượng đó là thế năng, động năng từ đó tìm mối liên hệ biểu thức tính của thế năng và động năng,rút ra công thức tính độ cao và tính toán tìm kết quả.

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng bài tập vật lý chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 nhằm phát triển năng lực vật lý cho học sinh nước chdcnd lào (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)