7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm
- Ở các lớp TN:
Thông qua quan sát, theo dõi những tiết học ở các lớp TN với việc sử dụng các bài tập có nội dung phát triển năng lực vật lí và sử dụng phương pháp dạy học tích cực, nhận thấy:
+ Số lượng các bài tập phát triển năng lực tư duy mà giáo viên sử dụng trong mỗi tiết học là phù hợp với thời gian 45 phút của mỗi giờ dạy, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
+ Trong giờ học thực nghiệm đầu tiên, đa số học sinh còn bỡ ngỡ, bị phân tán chú ý khi được quan sát những hình ảnh, được trực tiếp tham gia vào các bài tập vật lí phát triển năng lực vật lí, đòi hỏi các em phải suy nghĩ để tìm được câu trả lời. Số học sinh phát biểu xây dựng bài còn hạn chế do chưa mạnh dạn mặc dù có câu trả lời. Ở những giờ học TN tiếp theo, số lượng các học sinh tham gia phát biểu ý kiến tăng nhiều.
+ Trong giờ học kiểm nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng, các nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, hứng thú khi đưa ra các phương án thí nghiệm, trực tiếp làm thí nghiệm kiểm chứng. Tuy nhiên, thao tác thí nghiệm và kĩ năng trình bày kết quả còn hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ vật lí.
+ Trong giờ học củng cố, luyện tập với các bài tập phát triển năng lực vật lí có gắn liền giải thích hiện tượng các thì các em học sinh sôi nổi, tranh luận với nhau,
hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến của mình.
+ Chất lượng các bài kiểm tra sau các giờ học ở các lớp thực nghiệm đạt thành tích tốt.
- Ở các lớp ĐC:
+ Giáo viên dạy học theo phương pháp truyền thống, trong dạy học rất ít khi đưa bài tập phát triển năng lực vật lí vào khi xây dựng kiến thức mới hoặc bài tập đưa ra chỉ mang tính luyện tập, tương tự, học dựa vào đó làm theo, không phải vận dựng kiến thức.
+ Trong giờ học tính tích cực của học sinh không cao, số em học sinh hăng hái phát biểu ít.
+ Chất lượng các bài kiểm tra sau các giờ học ở các lớp đối chứng chỉ ở mức trung bình.