SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net) lấy ở gần vị trí cắt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 25 - 30)

lấy ở gần vị trí cắt.

- Mẫu ban đầu không được lấy ở chỗ vải dệt kim có khuyết tật ngoại quan.

- Mẫu ban đầu để xác định các chỉ tiêu cơ lý và mẫu ban đầu để xác định sự thay đổi kích thước khi giặt có chiều rộng là chiều rộng khổ vải còn chiều dài cần lấy sao cho đủ để thí nghiệm. Chiều dài này phụ thuộc vào chiều rộng khổ vải, vào độ lớn rappo và vào kích thước và số lượng mẫu thử.

Lấy mẫu thử

- Từ từng mẫu ban đầu lấy ra các mẫu thử, kích thước, hình dạng, số lượng mẫu thử theo quy định trong tiêu chuẩn về phương pháp và thiết bị thử. Mẫu thử được lấy ở mẫu bna đầu cách mép gập dọc của vải dệt kim hoặc mép mẫu ít nhất 5cm.

- Đối xới dệt kim có rappo lớn, mẫu thử cần được cắt phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn về phương pháp thử theo từng phần rappo khác nhau về mật độ, độ dày, kiểu dệt hoặc loại nguyên liệu.

Bước 2: Ghi nhãn, bao gói mẫu

Đối với mẫu thí nghiệm để xác định độ ẩm phải cho vào hộp đậy kín hoặc được cân ngay với độ chính xác đến 0.1% khối lượng cân. Giá trị khối lượng này phải được gửi kèm theo mẫu.

Mẫu thí nghiệm được bao gói cẩn thận và kèm theo mẫu có nhãn ghi rõ: ‐ Tên cơ sở sản xuất;

‐ Tên sản phẩm; ‐ Ký hiệu lô vải; ‐ Lượng mẫu ban đầu; ‐ Nơi lấy mẫu;

‐ Ngày lấy mẫu; ‐ Người lấy mẫu;

2.4.1.2. Chú thích

- Các chỉ tiêu cơ, lý: Khối lượng, mật độ, lực kéo đứt và độ dãn đứt, khả năng chịu mài mòn, lực nén thủng và chiều dài vòng sợi…

- Các chỉ tiêu hóa, lý: Sự thay đổi kích thước khi giặt, độ bền mầu.

- Con số ghi trong ngặc đơn dùng cho trường hợp khi không thử khả năng chịu mài mòn và lực nén thủng.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

2.4.2. Phương pháp xác định thành phần của vải

Phương pháp xác định thành phần của vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5465-11:2009 [16]

2.4.2.1. Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ:

- Cốc lọc bằng thủy tinh( Cốc lọc này phải có một nút nhám bằng thủy tinh hoặc nắp kính đồng hồ.)

- Bình hút chân không.

- Bình hút ẩm chứa silica gel tự chỉ thị.

- Tủ sấy có thông gió để làm khô mẫu ở nhiệt độ (105 ± 3)oC. - Cân phân tích có độ chính xác đến 0,0002 g hoặc tốt hơn. - Thiết bị chiết Soxhlet

- Bình nón: Có dung tích tối thiểu 500 ml, nắp bằng thuỷ tinh.

- Thiết bị gia nhiệt: Thích hợp để duy trì nhiệt độ của bình nón ở (50 ± 5)°C

Thuốc thử:Chỉ sử dụng các thuốc thử cấp phân tích.

- Dầu nhẹ, được chưng cất lại, chưng cất ở giữa 40oC và 60oC - Nước cất hoặc nước khử ion

- Axit sunphuric, nồng độ 75 % : Có thể điều chế thuốc thử phù hợp bằng cách trong khi làm nguội, cẩn thận cho thêm 700 ml axit sunphuric cô đặc (r = 1,84 g/ml) vào 350 ml nước cất. Sau khi dung dịch đã nguội đến nhiệt độ phòng, pha loãng bằng nước đến 1I. Nồng độ nằm trong phạm vi từ 73 % đến 77 % axit sunphuric.

- Amoniac, dung dịch loãng: Pha loãng 80 ml dung dịch amoniac cô đặc (r = 0,880 g/ml) với nước

2.4.2.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Lấy 1 ít mẫu thử rồi thực hiện theo hướng dẫn.

Bước 2: Sấy khô mẫu thử: Sấy khô mẫu thử trong 1 cốc cân mở, có nắp để bên cạnh. Sau khi sấy khô, đậy nắp cốc cân lại trước khi lấy ra khỏi tủ sấy, và chuyển nhanh vào bình hút ẩm.

Bước 3: Cho mẫu thử vào bình nón, tương ứng với mỗi gam mẫu thử nhỏ thêm 200 ml axit sunphuric. Đậy nắp bình và lắc cẩn thận để làm ướt mẫu. Giữ bình ở (50 ± 5) °C trong 1 h, lắc nhẹ bình và các chất chứa trong đó khoảng 10 phút.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

phương pháp hút. Dùng một ít axit sunphuric để rửa sạch các xơ còn lại trong bình vào cốc lọc.

Bước 5: Hút để làm ráo cốc lọc, đổ một phần mới axit sunphuric vào đầy cốc lọc để làm sạch phần cặn. Không hút cho đến khi cốc lọc đã ráo bằng trọng lực hoặc để yên trong 1 min.

Bước 6: Làm sạch phần cặn liên tục vài lần bằng nước lạnh, hai lần bằng dung dịch amoniac loãng, sau đó bằng nước lạnh, hút để làm ráo cốc lọc sau mỗi lần rửa. Không hút cho đến khi mỗi dung dịch làm sạch đã ráo bằng trọng lực.

Bước 7: Cuối cùng, hút để làm ráo cốc lọc, làm khô cốc lọc và phần cặn, sau đó làm nguội và cân (Cân chính xác đến 0,0002 g.)

2.4.2.3. Chú thích

Không được dùng tay không cầm cốc lọc, mẫu thử hoặc cặn trong quá trình sấy khô, làm nguội và cân.

2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng của vải

Phuwong pháp xác định khối lượng vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8042: 2009 ASTM D 3776: 2007 [17]

2.4.3.1. Chuẩn bị Thiết bị, dụng cụ

- Cân, có khả năng và độ nhạy phù hợp để cân tấm vải, cuộn vải, súc vải hoặc mảnh cắt chính xác đến ± 0,1 % khối lượng tổng của nó.

- Dưỡng, hình vuông hoặc hình tròn có diện tích ít nhất là 13 cm2hoặc 4 in2.

Lấy mẫu

- Từ mỗi cuộn hoặc tấm trong mẫu của lô, cắt nhưng không được xé ít nhất một mẫu phòng thí nghiệm nguyên khổ và có chiều dài ít nhất là 250 mm (10 in).

- Đường cắt phải là đường thẳng không bị lồi lõm, trừ khi cả hai cạnh được làm để đánh dấu các sợi ngang song song. Trong qui trình này mẫu phòng thí nghiệm hoàn thiện được sử dụng như là mẫu thử.

2.4.3.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Đo bằng tay chiều dài của mẫu thử -> để vải ở trạng thái không kéo căng và đo khổ.

Bước 2: Cân mẫu thử bằng cân hoặc cân phân tích, làm tròn đến 0,1 % khối lượng được của mẫu.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

2.4.3.3. Tính toán

Tính khối lượng trên đơn vị diện tích, khối lượng trên đơn vị yard chiều dài hoặc yard chiều dài trên pound, đến ba chữ số có nghĩa, trừ khi có qui định khác, sử dụng công thức 1, công thức 2, công thức 3 hoặc công thức 4 như sau:

*Khối lượng trên đơn vị diện tích

oz/yd2= 45,72 G/LsWs (1) *Khối lượng trên yard chiều dài

oz/yd = 1,27 G/Ls (2) *arn chiều dài trên pound

yd/lb = 16/oz trên đơn vị chiều dài yd (3) yd/lb = 12,6 Ls/G (4) trong đó:

G là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam. Lslà chiều dài của mẫu thử, tính bằng inch. Ws là khổ của mẫu thử, tính bằng inch.

Kích thước và khối lượng có thể được xác định theo đơn vị SI và được tính toán theo công thức 5, công thức 6 hoặc công thức 7 như sau:

*Khối lượng trên đơn vị diện tích

g/m2= 106G/LsWs (5)

*Khối lượng trên đơn vị mét chiều dài

g/m = 103G/Ls (6)

*Mét chiều dài trên kilogam

m/kg = Ls/G (7)

Trong đó

G là khối lượng của mẫu thử, tính bằng gam; Ls là chiều dài của mẫu thử, tính bằng milimét; Ws là khổ của mẫu thử, tính bằng milimet.

2.4.4. Phương pháp xác định mật độ của vải

Mật độ của vải được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 [18]

2.4.4.1. Khái niệm chung

‐ Mật độ dọc của vải dệt kim là số hàng vòng có trên 10cm theo chiều dọc vải. ‐ Mật độ ngang của vải dệt kim là số cột vòng có trên 10cm theo chiều ngang vải.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Bản chất phương pháp: Đếm số hàng vòng và số cột vòng trên độ dài xác định của vải dệt kim rồi tính số đó ứng với đơn vị độ dài 10cm.

2.4.4.2. Chuẩn bị Thiết bị thử

- Kính soi mật độ hoặc kính phóng đại không dưới 3 lần. - Kim gẫy sợi

- Thước thẳng chia vạch đến 1mm.

Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu

- Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 5791-1994

- Để mẫu ở trạng thái tự do trên mặt bàn nằm ngang trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748-1991 không ít hơn 24h.

- Đánh dấu các độ dài phần vòng cần đếm sao cho từng phần không chứa hàng vòng hoặc cột vòng của phần khác, phân bố đều trên bề mặt vải.

- Phần đánh dấu cần cách biên đường gấp giữa vải hoặc mép cắt không ít hơn 10cm.

2.4.4.3. Các bước thực hiện

Bước 1: Trên độ dài đánh dấu theo tiêu chuẩn, sử dụng kính soi mật độ và kim gẩy sợi để tiến hành đếm lần lượt số hàng vòng theo hướng dọc và lần lượt số cột vòng theo hướng ngang (có thể ghim căng vải trên khung để dễ dàng đếm mật độ sợi hơn).

Bước 2: Khi đếm số hàng vòng và cột vòng chỉ đếm ở phần độ dài được đánh đấu các vòng được nhìn thấy.

* Lưu ý

Khi đếm số hàng vòng để tiến hành đếm số cột vòng thực hiện như sau:

- Ở vải dệt hoa, đếm số hàng vòng và số vòng cột ở 1 rappo và nhận giá trị đếm được với số rappo có trong độ dài đánh dấu.

- Ở vải dệt hoa nhỏ (kiểu dệt liên hợp) số hàng vòng và số cột vòng được đếm theo kiểu dệt cơ bản. Khi cần biết số hàng vòng và số cột vòng, đếm riêng từng phần của kiểu dệt và ghi kết quả riêng từng phần cách nhau dấu phẩy.

2.4.4.4. Tính toán

- Số hàng vòng của mẫu (nh) là trung bình cộng của các kết quả đếm theo hàng vòng và số cột vòng của mẫu (nc) là trung bình cộng các kết quả đếm theo cột vòng ở tất cả các vị trí đã đếm trên các độ dài đánh dấu của mẫu.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

- Mật độ dọc của mẫu (Md) là số hàng vòng và mật độ ngang của mẫu

- (Mn) là số cột vòng tính toán trên độ dài 10 cm của vải hoặc sản phẩm dệt kim theo các công thức sau:

nh .10 d a nc .10 n b (8) (9)

- Trong đó:alà trung bình độ dài đánh dấu đã đếm số hàng vòng (cm)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 25 - 30)