SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net) lớn nhất (232,6g/m2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 48 - 51)

lớn nhất (232,6g/m2).

Kết quả này cho thấy khối lượng vải g/m2 có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thoáng khí củ vải, khi khối lượng tăng thì khả năng thoáng khí của vải bị giảm. Mẫu vải M1 có khả năng thoáng khí cao hơn mẫu vải M4 và mẫu vải M5 có thể do ngoài yếu tố ảnh hưởng của khối lượng còn có ảnh hưởng của cả yếu tố thành phần vải.

Khả năng thoáng khí của vải phụ thuộc vào nhiều thông số của vải. Với cùng một kích thước theo tiêu chuẩn mà một mẫu vải có khối lượng lớn hơn tức là vải có nhiều sợi được dệt trên một đơn vị diện tích. Điều này có nghĩa là vải có độ chứa đầy lớn hơn sẽ có khối lượng lớn hơn kèm theo đó là diện tích thoáng khí bị thu nhỏ lại. Ngược lại, sự liên kết sợi thưa hơn, làm khối lượng giảm và độ thoáng khí tăng.

Khối lượng của mẫu vải cũng ảnh hưởng đến áp lực tác động lên mẫu thử khi tiến hành thực hiện trên máy đo khả năng thoáng khí. Cùng một áp suất được đặt lên 5 mẫu thử với cùng một diện tích thử theo TCVN 5092: 2009 với đường kính à 20 cm nhưng mẫu có khối lượng lớn hơn thì áp suất tác dụng lên nó cần thời gian lâu hơn cho dòng khí thoát ra, khả năng thoáng khí theo đó sẽ nhỏ hơn. Ngược lại thì mẫu thử có khối lượng nhỏ hơn thì thời gian cho dòng khí thoát ra nhanh hơn tương đương với khả năng thoáng khí tốt hơn.

3.2.3. Kết quả ảnh hưởng của mật độ đến khả năng thoáng khí.

05 mẫu vải dệt kim trước khi thực nghiệm được chuẩn bị theo tiêu chuẩnTCVN 5791 – 1994, sau khi được xác định mật độ sợi tiêu chuẩn TCVN 5794:1994và được tính theo công thức (8), (9), các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng thoáng khí theoTCVN 5092: 2009. Các kết quả được được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải

STT MẬT ĐỘ SỢI MẬT ĐỘ SỢI (Số sợi/10cm) ĐỘ THOÁNG KHÍ (cm3/s/cm2) Mật độ ngang (số cột vòng/10cm) Mật độ dọc (số hàng vòng/10cm) Mẫ u thử 1 Mẫ u thử 2 Mẫ u thử 3 Trung bình Mẫu M1 110 170 1089,75 1110 1083,75 1094,5 Mẫu M2 120 130 1815 1781,66 1760,75 1785,8 Mẫu M3 190 180 192,1 200 199,5 197,2

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Mẫu M4 140 270 531,66 517 503,75 516,1

Mẫu M5 190 95 489,12 478,33 478,25 481,9 Kết quả trong bảng số liệu được thể hiện ở biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của mật độ sợi đến khả năng thoáng khí của vải

Từ các kết quả trên bảng (3.4) và biểu đồ (3.3) cho thấy mật độ của vải cũng có ảnh hưởng đến khả năng thoáng khí của vải, cụ thể:

Mẫu vải M2 có mật độ thấp (mật độ dọc là 130 và mật độ ngang là 120) tương ứng với khả năng thoáng khí cao nhất (1785,8 cm3/s/cm2) và độ thoáng khí nhỏ nhất là M3 có mật độ cao (mật độ sợi dọc là 180 và mật độ sợi ngang là 190 sợi/10cm).

Khả năng thoáng khí của mẫu M2 là cao nhất do mẫu M2 có mật độ sợi nhỏ, theo nghiên cứu ở bảng số liệu 3.4 thì mẫu M2 có khối lượng nhỏ nhất (132,43g/m2), cùng với kiểu dệt single biến kiểu nên mẫu vải có độ chưa đầy nhỏ, tương ứng với diện tích thoáng khí tăng, khả năng thoáng khí tăng.

Với mẫu M3: Mẫu vải có mật độ lớn và khối lượng vải g/m2 lớn nhất (theo nghiên cứu ở mục 3.3.2) cho kết quả khả năng thoáng khí giảm.

Như vậy:Mật độ hàng vòng và cột vòng của vải càng lớn thì khả năng thoáng khí của vải càng càng giảm và ngược lại. Khả năng thoáng khí của vải không chỉ phụ thuộc vào mật độ cột vòng và hành vòng mà còn phụ thuộc vào cả thành phần vải cũng như khối lượng vải. Thành phần bông có trong mẫu vải càng lớn thì độ thoáng khí của vải càng cao do tính chất của sợi bông có vùng vô định hình lớn hơn vùng tinh thể, phân tử liên kết lỏng lẻo hơn và ngược lại với vải polyester. Đồng thời, vải có mật

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

độ sợi càng cao, tức là vải có độ chứa đầy của vải càng lớn, khối lượng lớn tương ứng với diện tích thoáng khí bị thu nhỏ lại.

Qua đó, ta có thể thấy ảnh hưởng của mật độ đến khả năng thoáng khí là quan trọng nhất: Mật độ càng cao thì khối lượng tăng và độ thoáng khí giảm.

3.3. Kết quả ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc đến khả năng mao dẫncủa vải dệt kim. của vải dệt kim.

3.3.1. Kết quả ảnh hưởng của thành phần đến độ mao dẫn.

05 mẫu vải được chuẩn bị theo tiêu chuẩn, sau khi được xác định thành phần của vải, các mẫu vải này được tiếp tục xác định khả năng mao dẫn ứng với từng mẫu vải theo tiêu chuẩnTCVN 5073-1990. Các kết quả được được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.8. Kết quả ảnh hưởng của thành phần vải đến khả năng mao dẫn của vải

STT THÀNH PHẦN MAO DẪN (cm/phút)

Mẫu thử 1 Mẫu thử 2 Mẫu thử 3 Trung bình Mẫu M1 Bông 100% 3,4 3,1 3,3 3,27

Mẫu M2 CVC: 74/26 2,2 2,1 1,8 2,03

Mẫu M3 CVC: 65/35 11,5 11,6 11,5 11,5

Mẫu M4 Polyester 100% 15,2 15 14,6 14,9

Mẫu M5 TC: 65/35 8,1 7,9 8,1 8,03 Kết quả ở bảng số liệu (3.5) được thể hiện qua biểu (3.4):

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)