❖ Lấy mẫu và mẫu thử.
Mẫu lô: Để có một mẫu lô cho phép thử chấp nhận, lấy ngẫu nhiên một số cuộn hoặc tấm vải theo hướng dẫn trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu. Coi cuộn hoặc tấm vải đó là đơn vị lấy mẫu ban đầu. Lấy số cuộn vải hoặc tấm vải theo qui định trong Bảng 1.
Mẫu phòng thí nghiệm: lấy một mẫu vải 1 m (1yd) nguyên khổ dọc theo chiều dài từ mỗi cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô. Đối với các cuộn vải, lấy một mẫu loại trừ đi phần bao bọc bên ngoài cuộn vải hoặc phần quấn quanh trục lõi của cuộn vải.
Mẫu thử: Từ mỗi đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm, lấy 10 mẫu thử. Sử dụng khuôn hoặc dưỡng cắt mẫu hoặc nếu thiết thực, thực hiện các phép thử độ thoáng khí của vải mà không cắt mẫu.
Bảng 2.2. Số cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô [13] Số cuộn vải hoặc tấm vải trong lô, bao
gồm
Số cuộn vải hoặc tấm vải trong mẫu lô
1 đến 3 Tất cả
4 đến 24 4
25 đến 50 5
Trên 50 10 % đến tối đa là 10 cuộn hoặc tấm vải
Lấy các mẫu thử hoặc vị trí các diện tích thử đại diện được phân bố chéo theo chiều dài và chiều rộng, tốt nhất là dọc theo đường chéo của mẫu phòng thí nghiệm và cách biên vải ít nhất một phần mười khổ, trừ khi có thỏa thuận khác giữa bên mua và bên bán. Đảm bảo rằng các mẫu thử không bị gấp, nhàu hoặc nhăn. Tránh làm dây dầu, nước, mỡ v.v… trên các mẫu thử khi thao tác.
2.4.5.3. Cách tiến hành.
Bước 1: Thử mẫu đã được điều hòa trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt ở nhiệt độ là (21 ± 1)°C, (70 ± 2)°F và độ ẩm tương đối (65 ± 2)%.
Giữ cẩn thận các mẫu thử để tránh làm thay đổi trạng thái tự nhiên của vật liệu.
Bước 2: Đặt từng mẫu thử lên đầu đo của thiết bị và tiến hành phép thử: Đặt các mẫu vải tráng phủ với mặt tráng phủ úp xuống (mặt áp suất thấp quay lên trên) để giảm thiểu sự rò rỉ ở mép.
SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
Bước 3: Thực hiện các phép thử ở độ chênh lệch áp suất cột nước theo qui định trong yêu cầu kỹ thuật của vật liệu. Trong trường hợp không có yêu cầu kỹ thuật của vật liệu thì sử dụng độ chênh lệch áp suất cột nước là 125 Pa (12,7 mm hoặc 0,5 in. cột nước).
Bước 4: Đọc và ghi các kết quả cho từng phép thử theo đơn vị quốc tế SI là cm3/s/cm2 và đơn vị inch - pound là ft3/min/ft2, làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy.
Bước 5: Lấy mẫu đã thử ra và tiếp tục tiến hành theo các bước cho đến khi thử xong mười mẫu thử cho mỗi đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm.
Khi ở mức tin cậy 95 % đối với các kết quả đo, một số mẫu thử ít hơn có thể thích hợp. Trong bất kỳ trường hợp nào, số mẫu thử ít nhất phải là bốn.
2.4.5.4. Tính toán
+ Độ thoáng khí, các mẫu thử riêng - Tính toán độ thoáng khí của từng mẫu thử, sử dụng các giá trị đọc trực tiếp từ thiết bị thử theo đơn vị quốc tế SI là cm3/s/cm2 và đơn vị inch - pound là ft3/min/ft2, làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy. Khi tính toán độ thoáng khí, thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu áp dụng được.
Đối với kết quả độ thoáng khí đạt được trên mực nước biển 600 m (2000 ft), có thể yêu cầu các hệ số hiệu chỉnh.
+ Độ thoáng khí, trung bình - Tính toán giá trị trung bình độ thoáng khí cho mỗi đơn vị lấy mẫu phòng thí nghiệm và cho lô.
+ Độ lệch chuẩn, Hệ số biến sai: Tính toán khi có yêu cầu.
+ Dữ liệu xử lý trên máy tính: Khi dữ liệu được xử lý tự động trên máy tính, các tính toán có được từ các phần mềm tương ứng. Khuyến nghị nên kiểm tra các dữ liệu xử lý trên máy tính so với các giá trị tính chất đã biết và phần mềm đó phải được mô tả trong báo cáo.
Độ thoáng khí được tính theo công thức sau:
Trong đó: V S× t (10) Lp: độ thoáng khí tính bằng cm3/s/cm2S: Diện tích mẫu thử tính bằng cm2; t: thời gian thử tính bằng phút.
SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
2.4.6. Phương pháp xác định độ mao dẫn
Độ mao dẫn được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5073:1990) [20]
2.4.6.1. Khái niệm chung
Độ mao dẫn là khả năng dẫn chất lỏng bằng mao quản của vải, theo chiều thẳng đứng ở điều kiện khí hậu và thời gian qui định.
2.4.6.2. Chuẩn bị
Dụng cụ và hóa chất
- Một giá đứng có núm vặn, thay đổi được chiều cao, trên đó có gắn khung ghim và thước kim loại thẳng có vạch chia từ 0 đến 200 mm;
- Vệt tạo mức căng ban đầu có khối lượng 2 g hoặc 10 g ở dạng đũa thủy tinh (có chiều dài 60 mm) hoặc cặp không rỉ (có chiều rộng 50 mm);
- Khay đựng dung dịch thử có đáy phẳng nằm ngang, đặt trên hệ đỡ; - Đồng hồ;
- Nước cất;
- Kali dicromat, dung dịch 1 g/l trong nước cất ở nhiệt độ thường;
Chú thích: Đối với vải mầu đậm có thể dùng dung dịch thử là nước cất, không có kali dicromat.
❖ Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
- Lấy mẫu theo TCVN 5791 – 1994.
- Từ mỗi mẫu ban đầu cắt 3 mẫu thử theo hướng sợi dọc và 3 mẫu thử theo hướng sợi ngang, kích thước mẫu 250x50 mm. Cất mẫu sao cho các mẫu thử không cùng trên một băng sợi dọc hoặc sợi ngang.
- Trước khi tiến hành thử phải để mẫu trong điều kiện khí hậu qui định theo TCVN 1748-86 (nhiệt độ là (27 ± 5)°C (70 ± 2)°F và độ ẩm tương đối (65 ± 2)% không ít hơn 24 giờ.
❖ Tiến hành thử
- Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu qui định theo TCVN 1748-86 trong đó quy định điều kiện khí hậu để thử vật liệu dệt:
- Độ ẩm tương đối của không khí: (65 ± 2) %; - Nhiệt độ: (27 ± 5)oC
2.4.6.3. Cách tiến hành
SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
hơn 50 mm) phía dưới khung ghim rồi điều chỉnh sự thăng bằng của khay dung dịch bằng 4 đinh vít phía dưới bệ đỡ.
Bước 2: Dùng bút đổ vạch vào mỗi mẫu thử cách đầu sẽ nhúng vào dung dịch là 10 mm.
Bước 3: Ghim mẫu thử vào hàng ghim phía trên của khung ghim, còn phần dưới vạch kẻ của mẫu được kẹp bằng đũa thủy tinh hoặc cặp không rỉ, sao cho vạch kể trên mẫu trùng với điểm 0 của thước đo.
Bước 4: Treo khung ghim trên giá đỡ rồi hạ dần chiều cao của khung ghim cho tới khi mức dung dịch ngập đến điểm 0 của thước đo. Vặn cố định chiều cao bằng núm vặn điều chỉnh.
Bước 5: Sau 30 phút (tính từ lúc dung dịch thử ở vị trí điểm 0 trên thước đo) tiến hành đọc chiều cao mao dẫn của vải tương ứng với vạch khắc trên thước đo bên cạnh với độ chính xác đến 1 mm.
2.4.6.4. Tính toán kết quả
- Kết quả thử độ mao dẫn là trung bình cộng các kết quả của 3 mẫu thử.
- Độ mao dẫn được biểu thị bằng centimét trên phút, tính riêng theo chiều sợi dọc và chiều sợi ngang vải. Kết quả cuối cùng tính chính xác đến 0,1 cm.
2.4.7. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt Kim
Độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5795:1994) [21]
2.4.7.1. Bản chất phương pháp:
Mẫu thử được kẹp vào hai miệng kẹp của máy kéo đứt với lực căng ban đầu quy định. Tăng khoảng cách giữa hai miệng kẹp để kéo đứt mẫu thử.
2.4.7.2. Chuẩn bị
Thiết bị dụng cụ
- Máy kéo đứt bằng mẫu thử kiểu đứng - Dưỡng cắt mẫu với kích thước 50x200mm - Kéo cắt mẫu
- Thước thẳng khắc vạch đến 1mm. - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
❖ Chuẩn bị mẫu
SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)
- Từ mỗi mẫu ban đầu cắt ra 5 bảng mẫu thử theo chiều dọc và 5 theo chiều ngang.
- Kích thước mẫu thử: Mẫu thử hình chữ nhật, có kích thước phần làm việc 50x100mm và kích thước mẫu thử 50x220mm.
- Vị trí của các băng mẫu thử ở mẫu ban đầu bố trí để các băng dọc không bị trùng cột vòng và cách mép cặt dọc hoặc đường gấp giữa ít nhất 50mm. Các băng ngang không bị trùng hàng vòng và cách mép cắt ngang ít nhất 50mm.
❖ Điều kiện thử:
- Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 – 1991 (nhiệt độ 20 ºC ± 2 ºC và độ ẩm tương đối là 65% ± 2% theo TCVN 1748 – 91 (ISO 139)
- Khoảng cách ban đầu giữa hai miệng kẹp của máy kéo đứt (độ dài làm việc của mẫu thử) bằng 100 ± 1mm.
- Sử dụng thang đo lực trên máy kéo đứt sao cho giá trị đo được nằm trong phạm vị từ 25 đến 75% giá trị lớn nhất của thang đo.
Bảng 2.3. Khối lượng tạo lực căng ban đầu theo quy định [14].
Loại vải dệt kim
Độ giãn tương đối (%) Khối lượng tạo lực căng ban đầu (g) Đỗ giãn đứt – tương đối (%) Khối lượng tạo lực căng ban đầu (g)
Theo hướng cột vòng (dọc) Theo hướng hàng vòng (ngang)
1. Vải từ sợi bông, sợi bông pha, trừ kiểu dệt cài sợi để
cao
Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 15
100 và lớn hơn 20 200 và lớn hơn 5
2. Vải từ sợi len và sợi len pha, trừ kiểu
dệt cài sợi để cao
Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 25
100 và lớn hơn 25 200 và lớn hơn 10
3. Vải kiểu dệt cài sợi để cao
Nhỏ hơn 100 40 Nhỏ hơn 200 20