Tại Việt Nam, vải dệt kim cũng được rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các thông số cấu trúc tới các tính chất cơ lý của vải [10, 11, 12, 13, 14]. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số cấu trúc tới khả năng mao dẫn, thoáng khí, độ bền kéo đứt và giãn đứt của vải dệt kim. Vì vậy,“nghiên cứu ảnh hưởng một số thông số cấu trúc tới đặc tính cơ lý của vải dệt kim’’được nhóm lựa chọn để nghiên cứu.
[10] Nguyễn Thị Tú Trinh, Chu Diệu Hương, “Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thành phần sợi Sandex tới các tính chất cơ - lý của vải Single Jersey dệt từ sợi CVC sử dụng cho quần thể thao leging nữ”, Tạp chí khoa học& công nghệ, số 50.2019
[11] ThS.Nguyễn Thị Luyên, “Nghiên cứu độ đàn hồi của vải dệt kim bằng phương pháp thực nghiệm”,Khoa Công Nghệ May & Thời trang.
[12] Tạ Vũ Lực, Vũ Thị Hồng Khanh, “Nghiên cứu xác định thông số công nghệ cho quá trình xử lý nhiệt độ đối với tất nén làm từ Polyamid và Elastan”, tạp chí khoa học và công nghệ, 133(2019) 039-044
[13] Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Hải Duyên, Nguyễn Thị Hồi, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc đến độ rủ của vải dệt kim Single và Rib 1:1”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017.
[14] Nguyễn Thị Thủy, “Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cấu trúc vải dệt kim đến tính đàn hồi của nó”, Luận văn thạc sĩ khoa học công nghệ vật liệu dệt, may - Đại học Bách khoa Hà Nội.