KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 61 - 62)

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net) đứt càng lớn.

KẾT LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀ

Vải dệt kim là loại vải rất phổ biến trong ngành may mặc hiện nay, nó được hình thành từ các vòng sợi được liên kết đều đặn với nhau theo một quy luật tạo vòng nhất định được sản xuất bởi công nghệ dệt kim. Chính vì vậy, nó được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực của cuộc sống. Bên cạnh đó, nó cũng là đối tượng tìm hiểu của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới.

Các thông số cấu trúc ảnh hưởng đến các đặc tính cơ lý của vải như: khả năng thoáng khí, độ mao dẫn, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải, cụ thể:

‐ Mẫu vải M2 với thành phần CVC 74/26 có khối lượng và mật độ thấp nhất nhưng có độ thoáng khí cao hơn hẳn mẫu vải M1( thành phần 100% bông) và M3 với thành phần CVC 65/35. Từ đó cho thấy, cùng với một mẫu vải có kích thước theo tiêu chuẩn nhưng mẫu vải có mật độ và khối lượng thấp hơn các mẫu còn lại thì độ thoáng khí sẽ tăng. Thành phần của vật liệu cũng ảnh hưởng tới độ thoáng khí: phần trăm bông có trong vải càng nhiều thì độ thoáng khí càng tăng do các tinh thể trong bông ít hơn và xơ trong sợi liên kết lỏng lẻo hơn.

‐ Mẫu M4 với thành phần là polyester 100%, mật độ và khối lượng cao cho khả năng mao dẫn cao. Ngược lại, mẫu M2 có mật độ và khối lượng thấp nhất cho khả năng mao dẫn thấp nhât.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm thực hiện rút ra kết luận: Thông số cấu trúc về mật độ là yếu tố quan trọng ảnh huưởng đến các đặc tính cơ lý của vải: Mật độ sợi càng cao dẫn đến khối lượng càng cao tương ứng với thoáng khí giảm, mao dẫn tăng, khả năng giãn đứt và kéo đứt của vải tăng. Ngược lại, mật độ vải thấp dẫn đến khối lượng vải thấp, thoáng khí tăng, mao dẫn giảm, khả năng dãn đứt và kéo đứt giảm.

SKKN Tiểu Luận PRO(123docz.net)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CẤU TRÚC ĐẾN ĐẶC TÍNH CƠ LÝ CỦA VẢI DỆT KIM (Trang 61 - 62)