Quyền lợi bảo hiểm

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế (Trang 26 - 27)

2) Căn cứ vào mối quan hệ về quyền lợi giữa các bên chia thành tổn thất chung và tổn

3.1.2. Quyền lợi bảo hiểm

Quyền lợi bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm là hai vấn đề có mối quan hệ nội tại không thể tách rời. Đối tượng bảo hiểm thể hiện sự tồn tại của giá trị hàng hoá, còn quyền lợi bảo hiểm phản ánh khả năng mà chủ thể được hưởng giá trị hàng hoá và những quyền lợi phát sinh từ giá trị của hàng hoá đó.

Luật bảo hiểm hàng hải 1906 của Anh định nghĩa: "Theo quy định của đạo luật này, mọi người có liên quan đến một phiêu trình hàng hải đều có một quyền lợi bảo hiểm. Đặc biệt người có liên quan đến một hành trình đường biển khi họ có bất kỳ mối liên hệ nào hợp pháp hay công bằng đối với cuộc hành trình, hoặc đối với bất kỳ tài sản được bảo hiểm nào chịu rủi ro trong cuộc hành trình đó, kết quả là người ấy có thể có lợi nếu tài sản bảo hiểm được an toàn, hoặc có thể bị thiệt hại do tài sản bảo hiểm bị tổn thất hay bị lưu giữ, hoặc có thể chịu trách nhiệm về tổn thất đó".11

Ngoài giá trị của đối tượng bảo hiểm còn có các quyền lợi khác được bảo hiểm đó là:

- Phần lãi dự tính: Là lợi nhuận dự kiến mà chủ hàng có thể thu được từ việc bán hàng tại cảng đến nếu như hàng hoá còn nguyên vẹn, không bị tổn thất. Vì vậy, người được bảo hiểm có quyền lợi bảo hiểm với phần lãi dự tính đó. Luật bảo hiểm của các nước quy định lãi ước tính được bảo hiểm là 10% theo giá CIF. Sở dĩ là vì nếu hàng hoá bảo hiểm bị tổn thất thì làm mất đi khả năng kiếm lời của người được bảo hiểm từ hàng hoá đó.

- Giá trị tăng thêm: Nếu giá trị hàng hoá tổn thất toàn bộ trên thị trường tăng đáng kể trong khi vận chuyển mà hàng hoá lại tổn thất thì chủ hàng có thể bị thất thu về khoản

10 Luật bảo hiểm hàng hải của Anh 1906.

tăng thêm của giá hàng. Để tránh điều này, phần giá trị tăng thêm có thể được bảo hiểm riêng rẽ mà không nằm trong bảo hiểm gốc.

- Thuế nhập khẩu: Nếu hàng hoá bị tổn thất toàn bộ trên đường vận chuyển thì người nhập khẩu được miễn thuế, nhưng nếu hàng hoá bị tổn thất bộ phận thì người nhập khẩu sẽ không được miễn thuế theo tỷ lệ hư hỏng hàng hoá. Do vậy, thuế nhập khẩu cũng là một quyền lợi được bảo hiểm và người nhập khẩu có quyền lợi đó cần được bảo hiểm.

Như vậy, quyền lợi bảo hiểm không chỉ là quyền sở hữu của người được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm, mà cùng với đối tượng bảo hiểm người được bảo hiểm còn phát sinh nhiều quyền lợi khác cần được bảo hiểm. Khi đã có quyền lợi bảo hiểm, thì người được bảo hiểm có quyền đòi người bảo hiểm bồi thường trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất nằm trong phạm vi của điều kiện được bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w