Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế (Trang 46 - 55)

6) Điều kiện bảo hiểm thiệt hại do ác ý (Malicious Damage Clauses-MDC)

4.7.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Các tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải có thể được đưa ra giải quyết tại các Trung tâm trọng tài về hàng hải có uy tín như Hiệp hội Trọng tài hàng hải London hay Hội đồng Trọng tài hàng hải New York. Ngoài ra, nhiều Trung tâm trọng tài khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng hải cũng có thể giải quyết như Hiệp hội Sở Giao dịch thuê tàu Nhật Bản, Tòa án Trọng tài hàng hải Mátxcơva, Trung tâm Trọng tài hàng hải Gdynia Balan, Phòng Trọng tài hàng hải Paris, Hội đồng Trọng tài hàng hải Trung Quốc, Phòng Trọng tài hàng hải Singapore,…

Vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm có thỏa thuận trọng tài là: Khi có tranh chấp, một trong các bên đưa tranh chấp ra Tòa án. Tòa án phát hiện ra điều khoản trọng tài ở giai đoạn sơ thẩm, Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP đã đưa ra hướng giải quyết là Tòa án đình chỉ vụ án và trả lại hồ sơ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không hiếm trường hợp ở cấp sơ thẩm, không chủ thể nào đưa vấn đề thỏa thuận trọng tài ra để đình chỉ vụ án mà vấn đề này chỉ được đề cập ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ phải làm gì ? Nghị quyết nêu trên chưa rõ về vấn đề này và hướng xử lý trong vụ việc sau đây rất đáng lưu tâm.

Cụ thể, trong hợp đồng bảo hiểm giữa một cá nhân và công ty bảo hiểm có thỏa thuận theo đó “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này nếu hai bên không thể giải quyết trên cơ sở thương lượng thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Tòa sơ thẩm thụ lý giải quyết tranh chấp và vấn đề tồn tại thỏa thuận được đặt ra trong quá trình phúc thẩm. Sau khi khẳng định “có cơ sở xác định tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, nên việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Như vậy, có cơ sở xác định: Việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp theo Quy tắc tố tụng trọng tài của các đương sự trong hợp đồng bảo hiểm tàu cá số: AD: 0068/16B3550, ngày 13-01-2016 là đúng pháp luật”, Tòa án cấp phúc thẩm đã xét rằng “Lẽ ra khi nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn, Tòa án cấp sơ thẩm phải từ chối thụ lý. Việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án là không phù hợp với quy định của pháp luật. Từ những nhận định trên, Hội đồng xét xử căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 192; điểm g khoản 1 Điều 217; khoản 4 Điều 308 và Điều 311 Bộ luật Tố tụng dân sự hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án” 14.

Hướng trên đã làm rõ hai vấn đề nên phát triển thành án lệ :

Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài như trên là hợp pháp.

Thứ hai, cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

4.7.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Các bên có thể kiện nhau ra tòa trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, khi đã thỏa thuận trong hợp đồng một điều khoản quy định tòa án và luật xét xử cụ thể thì các bên có quyền phát đơn kiện, trừ trường hợp hai bên có sự nhất trí thay đổi bằng văn bản.

Thứ hai, trong hợp đồng không có sự thỏa thuận của các bên về trọng tài và tòa án thì các bên có thể kiện nhau ra tòa án.

Thứ ba, khi các bên nhất trí với nhau chọn tòa án là nơi giải quyết tranh chấp. Khi kiện ra tòa án, nguyên đơn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm đơn kiện và các chứng cứ kèm theo. Đơn kiện là bản khai trình sự việc với nội dung và hình thức phải theo đúng quy định của luật tố tụng nơi có tòa án xét xử.

Việc chọn tòa án để gửi đơn kiện phải căn cứ vào quy định của hợp đồng và các điều ước có liên quan hoặc luật quốc gia, trường hợp không có quy định thì việc lựa chọn tòa án là một vấn đề phức tạp.

Ngoài ra, phải xem xét vấn đề thời hiệu, thời gian khởi kiện. Vấn đề này được quy định khác nhau trong các Công ước cũng như luật của các quốc gia. Điều 65 Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định thời hạn khiếu nại là một năm. Công ước Brussels 1924 quy định thời hiệu tố tụng là 01 năm tính từ ngày giao hàng xong 15. Quy tắc Hague-Visby 1968 quy định thời hiệu tố tụng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 tháng sau khi kết thúc dỡ hàng. Công ước Hamburg quy định thời hiệu la 02 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ phải giao hàng. Như vậy, luật dẫn chiếu đến khác nhau, thời hiệu khởi kiện là khác nhau, nên khi có tranh chấp xảy ra các bên cần chú ý đến thời hạn khiếu kiện để việc khiếu kiện được kịp thời

Nhìn chung, pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế phải đi theo đường lối của Đảng về Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đồng thời phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế cũng như các hiệp định song phương điều chỉnh trực tiếp hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

15 Điều 3 Khoản 6 Công ước Brussels 1924.

4.8. Hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam

So với Bộ luật hàng hải trước đây, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có nhiều điểm tiến bộ vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ, bản thân Bộ luật này vẫn còn có những hạn chế, khiếm khuyết. Hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lĩnh vực hàng hải ở nước ta vẫn đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần giải quyết.

4.8.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực thi pháp luật Việt Nam

Những kết quả đạt được từ việc soạn thảo, ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật quy đinh về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển một thị trường bảo hiểm hiện đại và chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Thiết lập hành lang pháp lý có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với mục tiêu phát triển một thị trường bảo hiểm hiện đại và chuyên nghiệp ở Việt Nam. Chính môi trường pháp lý thuận lợi này là nhân tố phát triển thương mại quốc tế, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Thông qua việc giao kết và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, vai trò "lá chắn kinh tế" của nghiệp vụ bảo hiểm được thể hiện rõ nét. Hầu hết các vụ tổn thất lớn về hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thỏa đáng, giúp các chủ hàng sớm khắc phục hậu quả, bảo toàn vốn và ổn định kinh doanh. Nhiều chính sách hỗ trợ cả về vốn (thông qua hỗ trợ lãi suất) lẫn các chính sách thông thoáng, lĩnh vực xuất nhập khẩu hứa hẹn những cơ hội phát triển mạnh.

Dựa vào nền tảng pháp luật hàng hải, việc thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam đã có những kết quả nhất định.

Thứ nhất, thông qua việc giao kết và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, vai trò "lá chắn kinh tế" của nghiệp vụ bảo hiểm được thể hiện rõ nét.

Thứ hai, sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân đã tạo nên một tư duy pháp luật cho cả người bảo hiểm lẫn người mua bảo hiểm. Điều này chi phối đến các hành vi pháp luật từ việc thể hiện ý muốn đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Thứ ba, những tranh chấp xuất phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có xu hướng ít dần. Hầu hết các vụ tổn thất lớn về hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thỏa đáng, giúp các chủ hàng sớm khắc phục hậu quả, bảo toàn vốn và ổn định kinh doanh.

Thứ tư, nhiều chính sách hỗ trợ cả về vốn (thông qua hỗ trợ lãi suất) lẫn các chính sách thông thoáng, lĩnh vực xuất nhập khẩu hứa hẹn những cơ hội phát triển mạnh. Chính sách bảo hiểm mở hiện nay bảo vệ toàn bộ hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, bao gồm: điều khoản nguyên nhân gây tổn thất, một hoặc trên một điều khoản phạm vi bảo hiểm và điều khoản bổ sung về phạm vi bảo hiểm.

4.8.2. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật Việt Nam

Những hạn chế, khiếm khuyết trong các quy định pháp lý từ Bộ luật hàng hải đến Luật kinh doanh bảo hiểm và Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biễn dẫn đến những hiểu biết lệch lạc và sự lợi dụng sơ hở của luật pháp để thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm.

 Quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn có hiệu lực trong trường hợp hàng hóa đã bị tổn thất trước thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không biết về điều đó là sơ hở lớn nhất

mà người mua bảo hiểm, thậm chí cả người bảo hiểm có thể lợi dụng để trục lợi bảo hiểm.

 Sự không nhất quán, đồng nhất trong các quy định về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam và Luật kinh doanh bảo hiểm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc trong quá trình vận dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

 Tính không rõ ràng, khó hiểu trong một số quy định pháp lý có liên quan đến bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng, có thể dẫn đến những hiểu lầm và ngộ nhận trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

 Sự khác biệt giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam với các nguồn luật quốc tế cùng với việc thiếu các chuyên gia có trình độ, có kinh nghiệm sâu về lĩnh vực hàng hải, làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong bảo hiểm hàng hải khiến quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải kéo dài, gây tốn kém và làm cho việc truy đòi người thứ ba trong bảo hiểm hàng hải đã khó lại càng khó hơn.

4.8.3. Một số định hướng, giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

1) Định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

 Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam.

 Dựa trên cơ sở là pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế.

 Phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam.

2) Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Để đảm bảo tính đặc thù của quan hệ bảo hiểm hàng hải và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, pháp luật cần quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin.

Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người bảo hiểm đối với bên mua bảo hiểm không nên hiểu đơn thuần, dừng lại ở việc “giải thích các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm” mà phải được hiểu rộng hơn. Là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm - “chuyên gia” trong lĩnh vực này, vì vậy phải cung cấp cả những tài liệu cần thiết cho việc đảm bảo an toàn của đối tượng bảo hiểm.

- Hoàn thiện pháp luật về hình thức hợp đồng

Thứ nhất, bổ sung quy định các hình thức khác như điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định được công nhận giá trị pháp lý và cũng xem là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật hàng hải, nhằm tạo sự thống nhất và tương thích giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010) và Bộ luật hàng hải 2015, phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về xử lý hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vi phạm quy định về hình thức.

3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

- Người được bảo hiểm

 Trước tiên người được bảo hiểm phải được phổ biến kiến thức về bảo hiểm hàng hải, có thể cập nhật kịp thời những thay đổi hay xu hướng mới trong bảo hiểm hàng hải, trên thế giới về phí bảo hiểm, về điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, …với mục đích bên được bảo hiểm có thể chủ động lựa chọn cho mình những điều kiện bảo hiểm phù hợp và có lợi nhất.

 Bảo hiểm hàng hải với tính chất phức tạp, mang tính chuyên môn cao và giá trị lại thường lớn, do đó cần tuyên truyền để bên được bảo hiểm hiểu được lợi ích khi ký

kết thông qua môi giới, đại lý. Chi phí cho đại lý không nhiều, trong khi bên được bảo hiểm sẽ có được những điều kiện bảo hiểm có lợi nhất, phù hợp nhất.

- Người bảo hiểm (hay Doanh nghiệp bảo hiểm)

Thứ nhất, tăng cường trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Thứ hai, bảo hiểm hàng hải là lĩnh vực có tính quốc tế cao, lại phức tạp, thị trường bảo hiểm luôn có nhiều biến động. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải đầu tư để nghiên cứu thị trường, đánh giá rủi ro để từ đó đưa ra những chính sách phù hợp, đồng thời thường xuyên tiếp cận, nắm vững các quy định pháp luật trong nước và quốc tế.

- Đối với các cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm hàng hải

Thứ nhất, Tòa án nhân dân cần tăng cường ban hành các “án lệ” làm cơ sở để giải quyết một số vụ tranh chấp phức tạp, điển hình về bảo hiểm hàng hải.

Thứ hai, thành lập Tòa án chuyên trách về hàng hải. Việc này không chỉ giúp việc xét xử các tranh chấp bảo hiểm hàng hải có tính chuyên môn hơn, thuận lợi hơn, tạo tâm lý yên tâm cho các bên tham gia bảo hiểm hàng hải, mà thông qua đó còn góp phần nâng cao hiệu quả bảo hiểm hàng hải, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Thứ ba, đối với những vụ án tranh chấp bảo hiểm hàng hải loại mới, có tình tiết phức tạp thì cần thiết phải có sự trao đổi nghiệp vụ thống nhất giữa các cấp toà án và giữa toà án với các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành như Cục Đăng Kiểm, Cục Hàng hải, Hiệp hội chủ tàu.

Thứ tư, xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên việc xét xử các tranh chấp thương mại

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w