Kinh phí thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 45 - 49)

Kinh phí thực hiện BHYT HGĐ bao gồm các khoản chi thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT cho ngƣời tham gia BHYT thuộc nhóm HGĐ, chi phí tổ chức thực hiện BHYT HGĐ. Pháp luật BHYT quy định về quỹ BHYT chung cho tất cả các chế độ BHYT đối với các nhóm đối tƣợng khác nhau mà không có sự phân biệt, chia tách quỹ BHYT thành các quỹ thành phần hay quy định các quỹ độc lập cho các nhóm đối tƣợng khác nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quỹ BHYT đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tiền đóng BHYT theo quy định; tiền sinh lời từ hoạt động đầu tƣ của quỹ BHYT; tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; các nguồn thu hợp pháp khác [34]. Quỹ

BHYT đƣợc phân bổ và sử dụng theo quy định: 90% số tiền đóng BHYT dành cho khám bệnh, chữa bệnh; 10% số tiền đóng BHYT dành cho quỹ dự phòng, chi phí quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng [17].

Điều 31 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết hơn về phân bổ và sử dụng quỹ BHYT quy định số tiền dành cho KCB đƣợc sử dụng cho các mục đích chi trả các khoản chi phí thuộc phạm vi đƣợc hƣởng của ngƣời tham gia BHYT và trích để lại cho các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định. Chi phí quản lý quỹ BHYT gồm có: 1) chi hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp; 2) chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật; phát triển, quản lý ngƣời tham gia; tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ; cải cách thủ tục; tổ chức thu; thanh tra, kiểm tra và chi khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; 3) chi ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tƣ phát triển. Mức chi phí quản lý quỹ BHYT tối đa bằng 5% số tiền đóng BHYT. Mức chi phí quản lý quỹ BHYT cụ thể hằng năm và nội dung chi thực hiện theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ.

Trƣớc đây, thông tƣ liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 14/01/2014 về hƣớng dẫn thực hiện BHYT, trong đó căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 105/2014/NĐ-CP, quy định về chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn: Kinh phí chi hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện lập danh sách tham gia BHYT trên địa bàn đƣợc bố trí từ nguồn dự toán chi quản lý bộ máy hằng năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Số kinh phí chi hỗ trợ đƣợc căn cứ vào số ngƣời trong danh sách tham gia BHYT do Ủy ban nhân dân cấp xã lập (đối với danh sách tăng, giảm đối tƣợng đƣợc tính theo số ngƣời tăng và số ngƣời giảm) và mức chi do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo hằng năm

trên cơ sở mức dự toán đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; riêng mức chi năm 2015 là 1.500 đồng/ngƣời. Ủy ban nhân dân cấp xã đƣợc cấp kinh phí lập danh sách tham gia BHYT không phải quyết toán với ngân sách xã nhƣng phải mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí. Đây cũng chính là nguồn kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT tại địa phƣơng. Đến nay, pháp luật chƣa có quy định mới về việc hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện BHYT.

Theo quy định của Luật BHYT, quỹ BHYT đƣợc quản lý theo tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT và tƣ vấn chính sách BHYT. Nội dung quản lý quỹ BHYT bao gồm quản lý về nguồn hình thành quỹ, việc sử dụng quỹ và đầu tƣ, tăng trƣởng quỹ. Để đảm bảo an toàn cho quỹ BHYT, pháp luật quy định cụ thể nguồn hình thành quỹ, sử dụng quỹ và hoạt động đầu tƣ, tăng trƣởng quỹ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

BHYT ra đời nhƣ một tất yếu khách quan trong đời sống xã hội. Chính sách này không chỉ mang mục đích chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân mà còn thể hiện tính tƣơng thân tƣơng ái, tinh thần nhân văn giữa con ngƣời với nhau trong xã hội.

Cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, Việt Nam xác định BHYT là một cơ chế tài chính y tế bền vững quan trọng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm đạt đƣợc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách BHYT, Việt Nam luôn quan tâm đến các đối tƣợng ngƣời nghèo và dễ bị tổn thƣơng, có những quy định riêng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để các nhóm đối tƣợng này tham gia BHYT. Một trong những cản trở, thách thức đối với nƣớc ta trong việc thực hiện BHYT toàn dân là phát triển đối tƣợng tham gia BHYT hộ gia đình, đây đƣợc coi là nhóm đối tƣợng cuối cùng để đảm bảo BHYT đến đƣợc với mọi ngƣời dân.

BHYT HGĐ bao gồm những đặc điểm riêng và đóng vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng và là mục tiêu hƣớng tới trong việc thực hiện BHYT toàn dân. Pháp luật BHYT HGĐ gồm các quy định rõ ràng, cụ thể về đối tƣợng tham gia, chế độ đóng, chế độ hƣởng BHYT quỹ BHYT, tổ chức thực hiện BHYT,…

Với những nội dung nhƣ vậy, pháp luật BHYT phát huy vai trò là một công cụ hữu ích trên các phƣơng diện: kinh tế, chính trị và xã hội. Hơn thế nữa BHYT đã tạo nên một mạng lƣới rộng khắp, tạo cơ hội cho mọi ngƣời dân trong xã hội đều có cơ hội đƣợc tiếp cận các dịch vụ y tế. Tham gia BHYT theo HGĐ chính là việc mỗi cá nhân, gia đình tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và tất cả các thành viên của gia đình mình.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 45 - 49)