Khái quát chung về kinh tế xã hội tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 49 - 66)

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích cả nƣớc, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nƣớc. Tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện với 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phƣờng, 9 thị trấn và 188 xã [26].

Cho đến nay, Sơn La vẫn là một trong những tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhất của cả nƣớc. Địa hình trải rộng với nhiều vị trí bị chia cắt; đất đai bạc màu; trình độ dân trí không đồng đều, thói quen canh tác của ngƣời dân lạc hậu đã là những “lực cản” trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phƣơng trong tỉnh.

Theo Quyết định số 1010/QĐ/TT ngày 10/8/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn; Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ về công nhận danh sách xã hoàn thành chƣơng trình, mục tiêu 135 giai đoạn 2017 -2020 thì tỉnh Sơn La có 115 xã nghèo, và 124 bản đặc biệt khó khăn. Bám sát đặc điểm đó, thời gian qua, trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sơn La đã thƣờng xuyên có sự quan tâm đối với các xã khó khăn, xã biên giới, xã có công trên địa bàn toàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều quyết định về việc phân công các sở, ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các công ty giúp đỡ

các xã nói trên nhƣ: Quyết định 2523/QĐ-UBND năm 2013, Quyết định số 1919/QĐ-UBND năm 2017, kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 03/10/2019 của UBND tỉnh về thực hiện xóa đói, giảm nghèo...

Thực hiện các quyết định này, trên cơ sở sự phân công của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả. Với việc nghiên cứu đặc điểm tình hình, nhu cầu thực tế của từng xã, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã xác định nội dung giúp đỡ, hỗ trợ bám sát do chƣơng trình khung của UBND tỉnh ban hành. Trong đó, trọng tâm là phối hợp với chính quyền địa phƣơng rà soát, bổ sung, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; tổ chức nhiều hoạt động giúp đỡ các xã phát triển sản xuất, hạ tầng, các lĩnh vực văn hóa xã hội; củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; thƣờng xuyên tổ chức giao lƣu, thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Thông qua các nội dung hoạt động phong phú đó đã trực tiếp góp phần triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi để từng bƣớc ổn định và nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc.

Tỉnh đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực và có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, lao động giải quyết việc làm tiếp tục đƣợc quan tâm và có nhiều tiến bộ ... Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hợp tác xã; chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; tập trung phát triển doanh nghiệp mới và hợp tác xã, phấn đấu đến năm 2020 có trên 7 nghìn doanh nghiệp. Tỉnh phải xây dựng đƣợc một số thƣơng hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Tỉnh đã phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế, trƣớc hết lợi thế về đất đai, khí hậu, tạo khung chính sách để nhà đầu tƣ thực hiện tái canh, mở rộng diện tích các loại cây trồng có giá trị cao nhƣ cà phê, chè, cây ăn quả...; đẩy mạnh thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao, liên kết và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Phát triển du lịch, quy hoạch tổng thể các điểm, loại hình sản phẩm, tuyến du lịch phù hợp với tiềm năng lợi thế so sánh, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, tăng cƣờng liên kết với các tỉnh trong vùng và các trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó nổi bật là sự phát triển của ngành nông nghiệp với các vùng chuyên canh và nhiều sản phẩm chủ lực với giá trị gia tăng cao, có sự gắn kết với công nghiệp chế biến, thị trƣờng tiêu thụ và xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm nhanh từ 34,44% năm 2015 và còn 19,44% năm 2019 [26]. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, tăng 19 điểm % và nhiều việc làm mới đƣợc tạo ra. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao; quốc phòng, an ninh đƣợc bảo đảm vững chắc; hệ thống Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Về dân số, do đặc thù về điều kiện tự nhiên nên cơ cấu dân số của tỉnh Sơn La cũng có những đặc điểm riêng. Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Sơn La có 1.248.416 ngƣời, đồng thời là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 13,8% dân số sống ở đô thị và 86,2% dân số sống ở nông thôn. Mật độ dân số phân bố không đều, tại thành phố Sơn La có mật độ lên hơn 300 ngƣời/km2

, các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu có mật độ hơn 100 ngƣời/km2

, huyện Sốp Cộp có mật độ rất thấp, 31 ngƣời/km2, những nơi mật độ thấp nhất Sơn La đều nằm ở các xã thuộc các huyện Sốp Cộp, Bắc Yên, Sông Mã, có xã chỉ 9 ngƣời/km2 nhƣ xã Mƣờng Lèo (Sốp Cộp) [26].

Sơn La có 270.000 hộ dân, nhƣng lại có đến 92.000 hộ nghèo, là tỉnh có số hộ nghèo lớn thứ 3 cả nƣớc, chiếm 34%, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Các huyện Sốp Cộp, Vân Hồ, Bắc Yên, là những huyện nghèo của Sơn La, hộ nghèo chiếm từ 40-52% tổng dân số từng huyện, nằm trong danh sách 54 huyện nghèo của cả nƣớc. Với đặc điểm số hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn trên toàn tỉnh nhƣ vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho những chính sách phát triển kinh tế xã hội, an sinh xã hội của tỉnh, và các chính sách về BHYT, trong đó mảng BHYT HGĐ cũng không phải là ngoại lệ.

2.1.2. Khái quát về cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La

BHXH tỉnh Sơn La có trụ sở chính tại số 22 đƣờng Hoàng Quốc Việt, Phƣờng Chiềng Cơi, TP Sơn La, tỉnh Sơn La. Ngày 22/07/1995, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 66/QĐ-BHXH-TCCB thành lập BHXH tỉnh Sơn La trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ và tổ chức nhân sự quản lý BHXH thuộc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh.

Căn cứ Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 19/9/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (Khóa XII) về cải cách chính sách BHXH, xây dựng các chỉ tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH theo từng năm, mở rộng mạng lƣới đại lý thu BHXH tự nguyện; có giải pháp khuyến khích các địa phƣơng vận động, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện. Tính đến 31/12/2018, BHXH tỉnh Sơn La đang quản lý 1.189.108 ngƣời tham gia BHYT, trong đó BHYT HGĐ có 60.691 ngƣời tham gia [6]. Tính đến 30/6/2020, toàn tỉnh Sơn La có 1.192.343 ngƣời tham gia BHYT (bằng 95,27% dân số); trên 61.000 ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, trên 15.100 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện; gần 50.000 ngƣời tham gia BH thất nghiệp. Thu BHXH, BHYT, BHTN đạt trên 1.038 tỷ đồng (vƣợt tiến độ BHXH Việt Nam giao); cấp trên

5.000 sổ BHXH. Năm 2020 toàn tỉnh Sơn La có 1.201.063 ngƣời tham gia BHYT (bằng 95,9% dân số), trong đó có 22.226 ngƣời tham gia bảo hiểm tự nguyện; vƣợt chỉ tiêu đƣợc Thủ tƣởng chính phủ giao theo Quyết định số 1176/QĐ/TTg là 95,7% [65].

Thứ nhất, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Sơn La

Theo các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH các địa phƣơng do BHXH Việt Nam ban hành. BHXH tỉnh Sơn La có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc thực hiện theo quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/07/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

BHXH tỉnh Sơn La là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại Tỉnh Sơn La, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT; quản lý các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn Tỉnh Sơn La theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH Tỉnh Sơn La chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của Ủy ban nhân dân Tỉnh Sơn La.

BHXH Tỉnh Sơn La có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Thứ hai, về nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh:

Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.

Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT.

Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia BHXH, BHYT đúng quy định.

Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng BHXH, BHYT theo quy định; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia.

Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La và BHXH huyện; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT tại BHXH Tỉnh Sơn La; chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH thành phố, huyện thực hiện theo quy định

Thực hiện giải quyết hƣởng các chế độ BHXH, BHYT và chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH quận, huyện triển khai thực hiện theo quy định.

Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.

Quản lý và sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.

Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở KCB có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ KCB; bảo vệ quyền lợi ngƣời tham gia BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn theo phân cấp của Tổng Giám đốc.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH huyện tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHTN theo đúng quy định của pháp luật và của Ngành.

Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Tỉnh Sơn La và tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.

Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam.

Tổ chức quản lý, lƣu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tƣợng tham gia, hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành BHXH Tỉnh Sơn La.

Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH Tỉnh Sơn La và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật.

Có quyền khởi kiện vụ án dân sự đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH, BHYT trên địa bàn.

Đề xuất với BHXH Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về BHXH, BHYT; kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT.

Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia vào hoạt động của BHXH Tỉnh Sơn La và chỉ đạo, hƣớng dẫn BHXH quận, huyện triển khai thực hiện theo quy định.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đƣợc hƣởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT khi ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Quản lý công chức, viên chức thuộc BHXH Tỉnh Sơn La. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

Thứ ba, về cơ cấu tổ chức và nhân sự của BHXH tỉnh Sơn La:

Ngày đầu thành lập, BHXH tỉnh Sơn La có 51 cán bộ, viên chức; trình độ đại học chiếm 10%, còn lại là trung cấp, sơ cấp. Đến nay, tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Sơn La đã ổn định với 270 cán bộ, viên chức; 09 phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và 12 BHXH huyện, thành phố. Cán bộ có trình độ đại học chiếm 74,4%; 04 cán bộ có trình độ thạc sỹ và 03 cán bộ đang theo học thạc sỹ; hầu hết cán bộ có trình độ quản lý Nhà nƣớc và tin học; 10 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị; 40 ngƣời có trình độ trung cấp lý luận chính trị [7]. Những năm qua, tập thể cán bộ, công chức, viên chức BHXH tỉnh Sơn La không ngừng vƣợt qua khó khăn, tận tụy phục vụ ngƣời lao động và nhân dân thụ hƣởng chính sách BHXH, BHYT, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo An sinh xã hội của tỉnh.

Về cơ cấu tổ chức, ngoài Ban lãnh đạo gồm Giám đốc và các Phó giám đốc, BHXH tỉnh Sơn La gồm có Văn phòng, Phòng Tổ chức cán bộ và 9 phòng nghiệp vụ khác, trong đó về BHYT đã có Phòng Giám định BHYT, công tác quản lý thu và cấp thẻ đƣợc giao cho phòng quản lý thu và phòng cấp sổ, thẻ thực hiện cùng với BHXH.

Các phòng và Văn phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc. Phòng, Văn phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.

cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 49 - 66)