Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm y tế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 84 - 100)

gia đình tại tỉnh Sơn La

Một là, Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

tuyên truyền, khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

Một trong những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra trong thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền với phƣơng châm: "đi từng ngõ, gõ từng nhà". Thông qua công tác này sẽ làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều ngƣời về vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT HGĐ. Điều này không chỉ góp phần thực hiện có hiệu quả

các chính sách an sinh xã hội, mà còn là mục tiêu phát triển bền vững của địa phƣơng. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Đổi mới nội dung và tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi ngƣời dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT, BHYT hộ gia đình và lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về chính sách BHYT hộ gia đình, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật về BHYT hộ gia đình trên các phƣơng diện.

Cơ quan BHXH có trách nhiệm bố trí cán bộ, kinh phí tuyên truyền hợp lý nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, cử cán bộ xuống tận bản, tiểu khu để tƣ vấn, hƣớng dẫn, tuyên truyền là những ngƣời có khả năng truyền đạt, khả năng diễn đạt, có sự kiên nhẫn và nhiệt tình trong công tác tuyên truyền của mình. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tƣợng cán bộ hƣớng dẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi dân hỏi, thắc mắc về chế độ BHYT hộ gia đình.

Sử dụng triệt để, có hiệu quả các phƣơng tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyền. Mở các chuyên mục “Hỏi - đáp”, diễn đàn, hội thảo, đối thoại trực tiếp với ngƣời dân, mở các lớp tập huấn, làm pano, áp phích để tuyên truyền sâu rộng về BHYT hộ gia đình tới ngƣời dân.

Cần lựa chọn các kênh tuyên truyền phù hợp đặc điểm nếp sống văn hóa, điều kiện từng khu vực, nhóm dân cƣ. Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động tham gia BHYT hộ gia đình. Bảo đảm ngƣời có nhu cầu đƣợc tiếp cận với thông tin về BHYT HGĐ.

Hai là, phát triển mạng lưới hệ thống đại lý BHYT đến tất cả các bản, xã, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại lý BHYT

huy vai trò, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của ngành BHXH là hạn chế về số lƣợng nhân lực. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù đại lý thu BHYT qua các kênh UBND xã, Bƣu điện, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân đã đƣợc triển khai và ngày càng tăng lên nhƣng cho đến nay vẫn chƣa triển khai đƣợc hết đến từng bản, tiểu khu. Do đó trong thời gian tới, BHXH tỉnh cần có biện pháp để mở rộng hệ thống đại lý thu BHYT, đặc biệt là tại các bản, xã còn khó khăn, ở xa trung tâm, đô thị. Trong đó, ƣu tiên phát triển hệ thống đại lý thu BHYT qua các UBND xã và Bƣu điện do cán bộ tại các cơ quan này có tính chuyên nghiệp cao hơn, khả năng nắm bắt tình hình, thông tin đối tƣợng tham gia nhanh hơn. Thực tế kết quả thống kê tại Sơn La cũng cho thấy hiệu quả phát triển đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ thông qua hệ thống Bƣu điện chỉ đứng sau UBND cấp xã.

Các cán bộ tại đại lý thu BHYT là những ngƣời công tác, hoạt động tại địa phƣơng do đó có thuận lợi trong việc nhanh chóng nắm bắt tình hình, đặc điểm dân cƣ, các hộ gia đình trên địa bàn. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả cao thì cần phải thực sự am hiểu về BHYT, BHYT HGĐ và có những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng đại lý thu BHYT, cần quan tâm công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của các đại lý. Việc triển khai thu BHYT là công tác kiêm nhiệm của cán bộ của các đại lý thu do đó cần đƣợc tập huấn để nắm vững yêu cầu, quy trình và rèn luyện các kỹ năng khi tiếp xúc với ngƣời dân, thực hiện các thủ tục cần thiết. Quá trình làm việc, cần hạn chế để xảy ra những sai sót, mất uy tín của đại lý thu BHYT. Đặc biệt cần triển khai việc tập huấn, cập nhật thông tin cho nhân viên các đại lý khi có quy định mới liên quan đến chế độ BHYT HGĐ, nhân viên đại lý chủ động nắm bắt chính sách, thực hiện thành thục nghiệp vụ và tuyên truyền cho ngƣời dân nắm bắt đƣợc.

năng lực của hệ thống đại lý BHYT vừa có ý nghĩa đảm bảo công tác thu BHYT kịp thời, đầy đủ, vừa có ý nghĩa góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đối tƣợng, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ. Hệ thống này đƣợc triển khai đến tận cấp bản, xã sẽ bám sát tình hình ngƣời dân, có thể hỗ trợ tốt cho công tác quản lý hộ tịch, theo dõi đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ.

Ba là, thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch đối với dân cư, qua đó tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHYT HGĐ, phát triển đối tượng tham gia

Đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ khá rộng, có thể thuộc nhiều thành phần dân cƣ khác nhau, là những lao động thuộc khu vực phi chính thức do đó rất dễ thay đổi về nơi sinh sống, việc làm…Qua thực tế tìm hiểu việc thực hiện BHYT HGĐ tại tỉnh Sơn La đã cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển đối tƣợng tham gia là khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch tại các địa phƣơng. Để thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch, trƣớc hết cần quan tâm, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý hộ tịch tại địa phƣơng, nắm bắt kịp thời tình hình dân cƣ trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng những chƣơng trình tin học phục vụ cho công tác này một cách hiệu quả, có sự kết nối, liên thông giữa các cơ quan quản lý hộ tịch tại địa phƣơng và giữa các cấp. Việc giáo dục, tuyên truyền cho ngƣời dân, đặc biệt là tại khu vực nông thôn nhận thức đƣợc trách nhiệm và sự cần thiết chủ động thông báo, đăng ký nội dung thay đổi về hộ tịch. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với các trƣờng hợp không thông báo, đăng ký khi có thay đổi về nơi ở.

Công tác quản lý đối tƣợng tham BHYT cần đƣợc thực hiện sát sao và kịp thời, thƣờng xuyên có sự đối chiếu giữa cơ quan BHXH và UBND các xã, kịp thời cập nhật thay đổi. Trên cơ sở danh sách đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ, có sự phân loại các nhóm HGĐ theo những tiêu chí, đặc điểm để thuận tiện cho

công tác theo dõi, vận động phát triển đối tƣợng và thu phí BHYT. Đồng thời với nó, các cơ quan BHXH tại tỉnh Sơn La cần sát sao, thực hiện quy trình đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình tham gia BHYT của ngƣời dân. Kiên quyết xử lý các trƣờng hợp thiếu trách nhiệm, lơ là trong công việc dẫn đến sự chậm trễ trong việc quản lý thẻ BHYT cho HGĐ, dẫn đến những sai sót hoặc chậm trễ trong việc cấp thẻ BHYT.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý đối tượng và thực hiện thủ tục khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Bảo hiểm xã hội, Sở y tế tỉnh Sơn La cùng UBND các xã cần tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đƣa vào phục vụ quản lý đối tƣợng tham gia BHYT. Triển khai tốt việc áp dụng các phần mềm có tính tƣơng thích cao, kết nối dữ liệu phục vụ cho trao đổi, đối chiếu thông tin, số liệu. Đồng thời tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ tin học, kỹ năng sử dụng các phần mềm giải quyết công việc cho cán bộ tại tất cả các cấp. Bảo hiểm xã hội tỉnh cùng phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở KCB cải cách thủ tục hành chính trong KCB, trong thanh toán chi phí KCB tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời có thẻ BHYT khi đến khám và điều trị theo đúng tinh thần của thông tƣ 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 liên quan đến nội dung ứng dụng công nghệ thông tin (Điều 10) [16]. Tăng cƣờng các biện pháp giám định để tránh lạm dụng quỹ BHYT, yêu cầu các cơ sở KCB không ngừng nâng cao tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp đảo bảo chất lƣợng KCB phục vụ tốt nhu cầu ngƣời có thẻ BHYT. Đặc biệt là đối với hệ thống cơ sở y tế cấp xã, ngoài việc đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ y tế thì việc quy định quy tắc, chuẩn mực trong giao tiếp và quy trình xử lý công việc cần đƣợc chú trọng quan tâm, giảm bớt các thủ tục hành chính rƣờm rà, xây dựng đƣợc văn hóa, tinh thần phục vụ vì ngƣời bệnh. Qua đó,

nâng cao uy tín của các cơ sở y tế tuyến xã, là những cơ sở y tế sát dần với ngƣời dân nhất và có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời dân các khu vực nông thôn, xa xôi, những HGĐ có điều kiện kinh tế còn khó khăn.

Năm là, Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách để thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình

Thời gian qua, trong quá trình thực hiện, nhiều đại lý còn áp dụng cứng nhắc, ảnh hƣởng tới công tác triển khai chính sách BHYT. Theo quy định, việc đăng ký mua thẻ BHYT rất đơn giản. Mỗi hộ chỉ cần kê khai tên tuổi và số thành viên trong gia đình, không cần phải làm bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, thẻ cũ. Chủ hộ chỉ cần ký tên và chuyển cho đại lý để mua thẻ BHYT. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn còn bắt ngƣời dân phải thực hiện các thủ tục nêu trên.

Việc triển khai phát hành thẻ BHYT tại địa phƣơng còn nhiều vƣớng mắc, dù đã có hƣớng dẫn nhƣng mỗi nơi triển khai một cách và chƣa bám sát với nhu cầu thực tế của ngƣời dân. Có nơi thì bán BHYT ở UBND xã, nơi thì do Hội nông dân, Hội phụ nữ kiêm nhiệm, có nơi còn quy định rõ chỉ bán BHYT vào một số ngày trong tuần và vào giờ hành chính. Chƣa kể, có nơi ngƣời dân sau ba tháng đăng ký mua mới nhận đƣợc thẻ BHYT… Luật BHYT đã nêu rõ, UBND cấp xã có trách nhiệm lập danh sách các HGĐ, xem ai chƣa tham gia BHYT thì vận động tham gia. Việc lập danh sách là quan trọng, nhƣng trên cơ sở đó, phải xây dựng một đội ngũ cộng tác viên tích cực

“đến từng ngõ, gõ từng nhà” vận động ngƣời dân tham gia BHYT.

Do đó, cần phải có những thay đổi tích cực trong việc triển khai BHYT HGĐ trong thời gian tới. Cần có chế tài quy định rõ trách nhiệm phát triển BHYT HGĐ. Cần có quyết định biên chế cán bộ chuyên trách về BHYT ở cấp xã. Thí dụ nhƣ trạm y tế xã, phƣờng có thể cử một cán bộ chuyên trách về việc này, đội ngũ cộng tác viên y tế tham gia phát triển đối tƣợng và đƣợc hƣởng tỷ lệ % của thẻ BHYT. Trong công tác phát hành thẻ, cơ quan BHXH cũng cần thay đổi cơ chế cấp phát thẻ, có thể cấp phôi thẻ BHYT ngay khi

ngƣời dân đóng tiền, nhƣ thế ngƣời dân sẽ yên tâm (nhƣng giá trị sử dụng chậm lại theo đúng quy định hiện nay là sau 30 ngày).

Thực tế trong thời gian qua tại địa bàn tỉnh Sơn La đã xảy ra hiện tƣợng việc rà soát đối chiếu đối tƣợng đƣợc ngân sách Nhà nƣớc đóng và hỗ trợ đóng tiền mua thẻ BHYT HGĐ gặp nhiều khó khăn do UBND xã đề nghị chƣa kịp thời. Nguyên nhân ở đây phần lớn do cán bộ làm việc kiêm nhiệm, không có ngƣời chuyên trách nên không nắm đƣợc đầy đủ, kịp thời các thông tin về đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ. Thành viên của HGĐ có sự thay đổi, chuyển dịch về số lƣợng tuy nhiên các cán bộ thực hiện công tác BHYT không rà soát, đối chiếu đƣợc.

Để khắc phục tình trạng trên, BHXH tỉnh cần xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện pháp luật BHYT HGĐ. Cán bộ có trình độ chuyên môn, đƣợc đào tạo về pháp luật BHYT HGĐ, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình sẽ đẩy mạnh đƣợc công tác thực hiện pháp luật về BHYT. Bởi sự khó khăn, vất vả do đặc điểm về địa lý của tỉnh Sơn La với đa phần là các huyện vùng núi, vùng sâu vùng xa, đƣờng xá đi lại khó khăn, hiểm trở nên rất cần những cán bộ tham gia công tác pháp luật BHYT sự nhiệt tình, trách nhiệm. Đồng thời, đội ngũ cán bộ phải là ngƣời có hiểu biết về phong tục, tập quán của từng địa phƣơng, từng dân tộc nơi mình phụ trách, có sự gần gũi với ngƣời dân thì sẽ có tính thuyết phục cao khi thực hiện pháp luật về BHYT HGĐ.

Sáu là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó vừa phát triển đối tượng tham gia vừa góp phần vào duy trì an toàn quỹ BHYT

Theo quy định hiện nay, đối tƣợng hộ gia đình tham gia BHYT không đƣợc hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, trong khi đó với điều kiện kinh tế của đa số ngƣời dân, nhìn chung nhiều gia đình vẫn còn khó khăn, chƣa tha thiết với việc tham gia BHYT. Thực tế tại một số địa phƣơng trong cả nƣớc, chính quyền đã phải có những chính sách hỗ trợ riêng, huy động các nguồn

lực xã hội đóng góp hỗ trợ. Tại tỉnh Sơn La, UBND tỉnh cũng đã có chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho những gia đình có hộ khẩu thƣờng trú trên địa bàn tỉnh nhƣng sự hỗ trợ này vẫn còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngân sách địa phƣơng.

Thực tế tại tỉnh Sơn La đã có những đợt vận động, huy động các mạnh thƣờng quân, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hỗ trợ để các HGĐ khó khăn có điều kiên tham gia BHYT. Để đẩy mạnh tham gia BHYT HGĐ, tỉnh Sơn La cần tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để tham gia BHYT. Mở rộng huy động xã hội hóa, hỗ trợ tử các tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện trên địa bàn tỉnh tham gia vào hỗ trợ thực hiện BHYT HGĐ.

Bảy là, Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp

luật về bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua đã thực hiện khá tốt và đem lại những kết quả nhất định (nhƣ đã phân tích trong phần thực tiễn áp dụng). Luật BHXH 2014 đã quy định cho BHXH Việt Nam thêm chức năng thanh tra BHYT. Điều này đã giúp cho công tác thanh tra BHYT đƣợc thực hiện triệt để và kịp thời hơn. Tuy nhiên, vẫn phai tăng cƣờng hơn nữa công tác thanh tra để kịp thời phát hiện vi phạm và có những biện pháp giải quyết kịp thời.

Để tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 84 - 100)