Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 80)

tế hộ gia đình

3.2.1. Sửa đổi quy định liên quan tới mức hỗ trợ, phương thức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình

Thứ nhất, đối với mức hỗ trợ đóng BHYT HGĐ

Theo quy định hiện hành, mức giảm trừ phí đóng cho các thành viên tham gia BHYT theo HGĐ đƣợc tính nhƣ sau: ngƣời thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lƣơng cơ sở, ngƣời thứ hai, thứ ba, thứ tƣ đóng lần lƣợt bằng 70%,

60%, 50% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Ngƣời thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Mức giảm theo phƣơng pháp lũy tiến khỉ một gia đình càng nhiều ngƣời tham gia thì mức giảm càng tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế, số lƣợng HGĐ có từ 3 ngƣời trở lên tham gia BHYT theo HGĐ không nhiều, chủ yếu là HGĐ có 2 hoặc 3 thành viên tham gia.

Vì thế, để khuyến khích sự tham gia BHYT của các HGĐ có từ 3 thành viên trở xuống chƣa tham gia BHYT thi pháp luật cần giảm sâu hơn mức phí đóng đối với ngƣời thứ hai, thứ ba. Vì vậy, cần giảm mức phí đóng đối với các thành viên tham gia BHYT theo HGĐ.

Bên cạnh đó, có thể thấy để thực hiện mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân thì các chính sách BHYT HGĐ đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách BHYT HGĐ gặp không ít khó khăn do các HGĐ thuộc diện chính sách, hộ nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Kể cả những hộ không phải là hộ chính sách, hộ cận nghèo thì cuộc sống với rất nhiều khó khăn cũng làm ảnh hƣởng đến việc tham gia BHYT HGĐ. Tại một số địa phƣơng, tùy điều kiện cụ thể, chính quyền địa phƣơng đã phải có chính sách riêng hỗ trợ thêm cho các đối tƣợng HGĐ hoặc huy động từ nguồn xã hội hóa, thông qua các hình thức trao tặng thẻ BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn, cơ hội để HGĐ đƣợc tham gia BHYT.

Thứ hai, về phương thức đóng

Theo quy định pháp luật hiện hành, HGĐ khi tham gia BHYT có thể đóng tiền BHYT theo định kỳ ngắn nhất là 03 tháng/lần. Đồng thời với nó, đối với HGĐ tham gia BHYT lần đầu hoặc gián đoạn từ 03 tháng liên tục trở lên thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày nộp tiền BHYT. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tham gia BHYT của các HGĐ hay bị gián đoạn. Đối với các HGĐ kinh tế khó khăn, việc lo cơm gạo hàng ngày đã là áp lực do đó ít nghĩ đến bảo hiểm, khó có thể đợi chờ tích cóp để đóng BHYT theo quý.

Việc cho phép linh hoạt có thể đóng tiền BHYT theo tháng sẽ tạo điều kiện cho các HGĐ tham gia nhiều hơn. Ngoài ra, quy định linh hoạt về thời gian đóng BHYT, cho phép HGĐ đƣợc đóng BHYT theo tháng cũng thuận tiện hơn cho các đối tƣợng có sự thay đổi nơi cƣ trú, kịp thời thực hiện cùng với việc đăng ký thay đổi hộ tịch.

Thứ ba, về mức hưởng BHYT

Theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT năm 2014, mức hƣởng BHYT hiện nay chia làm 3 mức: bằng 100%, bằng 95 % và bằng 80% chi phí KCB tùy thuộc nhóm đối tƣợng và có tính đến sự ƣu đãi hoặc chia sẻ khó khăn do đối tƣợng không có thu nhập hoặc thu nhập thấp. Quy định này không bảo đảm sự công bằng về mức đóng và mức hƣởng và không bảo đảm nguyên tắc mức hƣởng BHYT theo mức độ bệnh tật trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia BHYT. Việc chia 3 mức hƣởng nhƣ hiện nay chỉ tùy thuộc nhóm đối tƣợng tham gia, chƣa theo mức độ bệnh tật. Hơn nữa nhà nƣớc thực hiện ƣu đãi hoặc chia sẻ thể hiện trong việc hỗ trợ mức phí, còn chế độ hƣởng nên tuân thủ nguyên tắc đặt ra nhằm bảo đảm công bằng xã hội.

Vì vậy, pháp luật cần tăng mức hƣởng BHYT cho các đối tƣợng hiện đang hƣởng mức bằng 80% chi phí KCB, hay nói cách khác, giảm mức cùng chi trả BHYT cho các đối tƣợng, tiến tới thực hiện mức hƣởng BHYT đƣợc tính chung.

3.2.2. Quy định các biện pháp đảm bảo đối tượng hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế

Trên thực tế, vẫn có những cá nhân sinh sống nhƣng chƣa hoặc không thực hiện các thủ tục đăng ký để quản lý hộ tịch theo HGĐ. Trong xã hội có một bộ phận không có tên trong sổ hộ khẩu, cũng không có một loại giấy tờ gì, và những đối tƣợng này thƣờng là ngƣời dân tộc thiểu số, ở vùng sâu vùng xa, cơ hội để những ngƣời này tham gia BHYT HGĐ là rất khó. Trong

khi đó, pháp luật BHYT nói chung và BHYT HGĐ chƣa có quy định đối với những cá nhân tham gia BHYT. Những điều này gây khó khăn trong việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHYT đối với HGĐ có đặc thù nhƣ HGĐ ngƣời dân tộc thiểu số.

Nhóm tham gia BHYT theo HGĐ là nhóm đối tƣợng mới đƣợc bổ sung tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014. Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi không đóng BHYT của đối tƣợng có trách nhiệm tham gia BHYT bắt buộc sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng (trƣớc đây là 50.000 đến 100.000 đồng - Nghị định số 176/2013/NĐ- CP ngày 14 tháng 11 năm 2013). Đồng thời, buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT. Song quy định này là thiếu tính khả thi, trên thực tế (theo mức phạt cũ) rất hiếm trƣờng hợp thực hiện.

Để triển khai tốt chế độ BHYT HGĐ, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan một cách chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện BHYT HGĐ là rất cần thiết. Có thể bổ sung quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong tổ chức thực hiện chế độ BHYT HGĐ trong quá trình triển khai ở các cấp. Đồng thời, việc lấy tiêu chí tỷ lệ tham gia BHYT HGĐ cũng nhƣ chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong BHYT là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển kinh tế -xã hội của địa phƣơng. Quy định việc tham gia BHYT của HGĐ là trách nhiệm công dân trong việc xem xét, đánh giá để giải quyết các chế độ, chính sách ƣu đãi khác đối với các HGĐ.

3.2.3. Xây dựng cơ chế, chính sách giao cho chính quyền xã quản lý đối tượng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình đối tượng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình

Thực tế đã cho thấy, công tác triển khai BHYT HGĐ đạt hiệu quả cao chính là nhờ sự nắm bắt kịp thời, sâu sát của chính quyền địa phƣơng về nhân

khẩu. Chính quyền thôn, xã hoàn toàn đảm nhiệm tốt chức năng quản lý đối tƣợng BHYT bằng việc phân công trách nhiệm minh bạch. Trong đó, chính quyền thôn thực hiện chức năng tạo lập và duy trì sổ cái tích hợp thông tin BHYT theo HGĐ với thông tin di biến động dân số và an sinh xã hội khác. Chính quyền thôn cũng là nơi thực thi hoạt động cập nhật thông tin và báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu tổng hợp của chính quyền xã. Chính quyền xã thực hiện tổng hợp thông tin toàn xã, truy xuất, báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu của BHXH và các ban, ngành cấp trên; đồng thời thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động thu thập thông tin của tuyến thôn. Toàn bộ hệ thống thông tin đƣợc tổ chức lại theo hƣớng tin học hóa phục vụ đơn giản hóa thủ tục hành chính và đáp ứng ngày càng thuận tiện cho cả ngƣời dân và cơ quan quản lý.

Việc chính quyền cấp xã tham gia quản lý đối tƣợng và thực hiện BHYT HGĐ sẽ tạo nguồn thông tin chính xác, không tốn nhân lực, giảm thủ tục hành chính và tiết kiệm chi phí. Nhƣ dễ dàng phát hiện đối tƣợng trùng lắp thẻ và các đối tƣợng không có thẻ; cập nhật thông tin kịp thời của từng HGĐ trên địa bàn thôn, xã; tạo môi trƣờng hoạt động cụ thể, gần dân, dễ giám sát chất lƣợng. Về phía ngƣời dân, sẽ đƣợc nhận thẻ BHYT nhanh chóng, tiện lợi, giảm bớt thủ tục phiền hà.

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Sơn La gia đình tại tỉnh Sơn La

Một là, Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác

tuyên truyền, khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình

Một trong những bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra trong thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền với phƣơng châm: "đi từng ngõ, gõ từng nhà". Thông qua công tác này sẽ làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều ngƣời về vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT HGĐ. Điều này không chỉ góp phần thực hiện có hiệu quả

các chính sách an sinh xã hội, mà còn là mục tiêu phát triển bền vững của địa phƣơng. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:

Đổi mới nội dung và tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, giáo dục với nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi ngƣời dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT, BHYT hộ gia đình và lợi ích khi tham gia BHYT hộ gia đình.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động rộng rãi trong nhân dân về chính sách BHYT hộ gia đình, làm chuyển biến và nâng cao hiểu biết về chính sách, pháp luật về BHYT hộ gia đình trên các phƣơng diện.

Cơ quan BHXH có trách nhiệm bố trí cán bộ, kinh phí tuyên truyền hợp lý nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, cử cán bộ xuống tận bản, tiểu khu để tƣ vấn, hƣớng dẫn, tuyên truyền là những ngƣời có khả năng truyền đạt, khả năng diễn đạt, có sự kiên nhẫn và nhiệt tình trong công tác tuyên truyền của mình. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tƣợng cán bộ hƣớng dẫn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi dân hỏi, thắc mắc về chế độ BHYT hộ gia đình.

Sử dụng triệt để, có hiệu quả các phƣơng tiện thông tin đại chúng vào công tác tuyên truyền. Mở các chuyên mục “Hỏi - đáp”, diễn đàn, hội thảo, đối thoại trực tiếp với ngƣời dân, mở các lớp tập huấn, làm pano, áp phích để tuyên truyền sâu rộng về BHYT hộ gia đình tới ngƣời dân.

Cần lựa chọn các kênh tuyên truyền phù hợp đặc điểm nếp sống văn hóa, điều kiện từng khu vực, nhóm dân cƣ. Phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động tham gia BHYT hộ gia đình. Bảo đảm ngƣời có nhu cầu đƣợc tiếp cận với thông tin về BHYT HGĐ.

Hai là, phát triển mạng lưới hệ thống đại lý BHYT đến tất cả các bản, xã, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đại lý BHYT

huy vai trò, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của ngành BHXH là hạn chế về số lƣợng nhân lực. Tại tỉnh Sơn La, mặc dù đại lý thu BHYT qua các kênh UBND xã, Bƣu điện, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân đã đƣợc triển khai và ngày càng tăng lên nhƣng cho đến nay vẫn chƣa triển khai đƣợc hết đến từng bản, tiểu khu. Do đó trong thời gian tới, BHXH tỉnh cần có biện pháp để mở rộng hệ thống đại lý thu BHYT, đặc biệt là tại các bản, xã còn khó khăn, ở xa trung tâm, đô thị. Trong đó, ƣu tiên phát triển hệ thống đại lý thu BHYT qua các UBND xã và Bƣu điện do cán bộ tại các cơ quan này có tính chuyên nghiệp cao hơn, khả năng nắm bắt tình hình, thông tin đối tƣợng tham gia nhanh hơn. Thực tế kết quả thống kê tại Sơn La cũng cho thấy hiệu quả phát triển đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ thông qua hệ thống Bƣu điện chỉ đứng sau UBND cấp xã.

Các cán bộ tại đại lý thu BHYT là những ngƣời công tác, hoạt động tại địa phƣơng do đó có thuận lợi trong việc nhanh chóng nắm bắt tình hình, đặc điểm dân cƣ, các hộ gia đình trên địa bàn. Tuy nhiên, để hoạt động có hiệu quả cao thì cần phải thực sự am hiểu về BHYT, BHYT HGĐ và có những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết. Do vậy, bên cạnh việc mở rộng đại lý thu BHYT, cần quan tâm công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ của các đại lý. Việc triển khai thu BHYT là công tác kiêm nhiệm của cán bộ của các đại lý thu do đó cần đƣợc tập huấn để nắm vững yêu cầu, quy trình và rèn luyện các kỹ năng khi tiếp xúc với ngƣời dân, thực hiện các thủ tục cần thiết. Quá trình làm việc, cần hạn chế để xảy ra những sai sót, mất uy tín của đại lý thu BHYT. Đặc biệt cần triển khai việc tập huấn, cập nhật thông tin cho nhân viên các đại lý khi có quy định mới liên quan đến chế độ BHYT HGĐ, nhân viên đại lý chủ động nắm bắt chính sách, thực hiện thành thục nghiệp vụ và tuyên truyền cho ngƣời dân nắm bắt đƣợc.

năng lực của hệ thống đại lý BHYT vừa có ý nghĩa đảm bảo công tác thu BHYT kịp thời, đầy đủ, vừa có ý nghĩa góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đối tƣợng, phát triển đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ. Hệ thống này đƣợc triển khai đến tận cấp bản, xã sẽ bám sát tình hình ngƣời dân, có thể hỗ trợ tốt cho công tác quản lý hộ tịch, theo dõi đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ.

Ba là, thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch đối với dân cư, qua đó tạo điều kiện để thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia BHYT HGĐ, phát triển đối tượng tham gia

Đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ khá rộng, có thể thuộc nhiều thành phần dân cƣ khác nhau, là những lao động thuộc khu vực phi chính thức do đó rất dễ thay đổi về nơi sinh sống, việc làm…Qua thực tế tìm hiểu việc thực hiện BHYT HGĐ tại tỉnh Sơn La đã cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển đối tƣợng tham gia là khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch tại các địa phƣơng. Để thực hiện tốt công tác quản lý hộ tịch, trƣớc hết cần quan tâm, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý hộ tịch tại địa phƣơng, nắm bắt kịp thời tình hình dân cƣ trên địa bàn quản lý. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng những chƣơng trình tin học phục vụ cho công tác này một cách hiệu quả, có sự kết nối, liên thông giữa các cơ quan quản lý hộ tịch tại địa phƣơng và giữa các cấp. Việc giáo dục, tuyên truyền cho ngƣời dân, đặc biệt là tại khu vực nông thôn nhận thức đƣợc trách nhiệm và sự cần thiết chủ động thông báo, đăng ký nội dung thay đổi về hộ tịch. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định pháp luật đối với các trƣờng hợp không thông báo, đăng ký khi có thay đổi về nơi ở.

Công tác quản lý đối tƣợng tham BHYT cần đƣợc thực hiện sát sao và kịp thời, thƣờng xuyên có sự đối chiếu giữa cơ quan BHXH và UBND các xã, kịp thời cập nhật thay đổi. Trên cơ sở danh sách đối tƣợng tham gia BHYT HGĐ, có sự phân loại các nhóm HGĐ theo những tiêu chí, đặc điểm để thuận tiện cho

công tác theo dõi, vận động phát triển đối tƣợng và thu phí BHYT. Đồng thời với nó, các cơ quan BHXH tại tỉnh Sơn La cần sát sao, thực hiện quy trình đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình tham gia

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)