Thủ tục bảo vệ người tốcáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 30)

Thứ nhất, trình tự, thủ tục tiếp nhận thơng tin, yêu cầu bảo vệ và thực hiện các biện pháp bảo vệ

Thông thường có thể chia thành 03 giai đoạn bảo vệ: trước khi công dân thực hiện quyền tố cáo; trong q trình cơng dân thực hiện việc tố cáo, sau khi kết thúc việc tố cáo. Mỗi giai đoạn đòi hỏi phải có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiếp nhận và triển khai áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Thứ hai, các biện pháp bảo vệ người tố cáo và trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp đó.

Về các biện pháp bảo vệ, Luật Tố cáo 2018 quy định 03 biện pháp bảo vệ đó là: Biện pháp bảo vệ bí mật thơng tin;Biện pháp bảo vệ vị trí cơng tác, việc làm;Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Trong đó, nội dung bảo vệ của từng biện pháp được quy định bổ sung thêm để đảm bảo NTC được bảo vệ tốt nhất về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình như: lược bỏ họ tên, địa chỉ, bút tích, các thơng tin cá nhân khác của NTC ra khỏi đơn tố cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để quản lý theo chế độ mật khi giao cơ quan, tổ chức, cá nhân xác minh nội dung tố cáo; Xem xét bố trí cơng tác khác cho người được bảo vệ nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử.

Như vậy, có thể thấy pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước xác định quyền được bảo vệ của người được bảo vệ khi thực hiện hành vi tố cáo. Thông qua mức độ nguy hiểm và thiệt hại mà người bị trả thù gặp phải để từ đó quyết định các hình thức bảo vệ phù hợp. Tùy theo khách thể bị xâm hại, pháp luật quy định hình thức bảo vệ tương ứng. Với mỗi hình thức bảo vệ, pháp luật xây dựng cách thức, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w