Nângcao trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 101)

Để nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan giải quyết tố cáo trong giải quyết tố cáo, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể áp dụng vào thực tiễn như sau:

- Xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, thẳng thắn, trung thực trong cơng tác tự phê bình và phê bình. Cơng tác quản lý, điều hành có nề nếp, có quy chế hoạt động của cơ quan, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên nhưng vẫn đảm bảo mọi hoạt động dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Thủ trưởng. Nâng trách nhiệm quản lý của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ, nhân viên kịp thời phát hiện cán bộ, nhân viên có biểu hiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ để uốn nắn và xử lý nhằm làm trong sạch bộ máy.

- Tăng cường hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cơ quan với các cơ quan chuyên ngành có liên quan để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết tố cáo và áp dụng các biện pháp BVNTC kịp thời.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động giải quyết tố cáo và BVNTC để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương thức, quy trình phối hợp; quy định rõ cơ quan có trách nhiệm nào phải xây dựng phương án BVNTC; cần quy định cụ thể việc yêu cầu gia hạn thời gian bảo vệ; hướng dẫn các biện pháp để hỗ trợ NTC khơi phục lại điều kiện sống, làm việc, học tập bình thường sau khi kết thúc việc giải quyết tố cáo.

- Quy định phương thức đảm bảo kinh phí cụ thể kèm theo biện pháp BVNTC; có quy định về trang bị phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ; chế độ khen thưởng đối với người BVNTC; quy định việc bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp nếu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không bảo vệ được người đi tố cáo dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức

khỏe, tài sản của NTC và người thân của họ. Trong trường hợp nếu cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không bảo vệ được NTC mà bản thân họ bị thiệt hại thì Nhà nước nên có chính sách đối với họ nhằm bồi thường thiệt hại. - Có cơ chế xử lý về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về BVNTC. Mặt khác cần có chế tài xử lý đối với những người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật; đưa ra yêu cầu được bảo vệ đối với những tranh chấp dân sự, mâu thuẫn cá nhân; gửi đơn tố cáo không đúng sự thật đến cơ quan nhà nước và các cơ quan báo chí liên tiếp trong thời gian dài làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của tập thể, cá nhân.

Ngoài ra cũng cần tăng cường vai trị của tổ chức, đồn thể, đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cơng dân; phát huy hơn nữa vai trị của các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội dân sự trong cơng tác BVNTC.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w