Đổi mới nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tại Việt Nam, tố cáo là quyền hiến định được ghi nhận từ bản Hiến pháp năm 1959. Từ đó đến nay, trong suốt quá trình phát triển của hệ thống pháp luật nước, tố cáo nói chung và BVNTC nói riêng ln được đề cao, hồn thiện. Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của tố cáo và BVNTC.

Tố cáo là quyền dân chủ trực tiếp, người dân sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình, của tập thể và Nhà nước. Đồng thời, đây được coi là một kênh phản hồi, cung cấp thông tin quan trọng đối với việc lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của Nhà nước. Như vậy, để tố cáo có thể thực sự phát huy vai trị của mình thì BVNTC là một việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiện, BVNTC hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần đổi mới mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc BVNTC.

Để làm được điều này, quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tố cáo cho cán bộ, công chức và người dân để họ thấy

được vai trò, giá trị của tố cáo, BVNTC. Đối với các bộ, công chức, cần tổ chức các lớp bồi dưỡng chun đề về vị trí, vai trị của việc BVNTC và nghiệp vụ của hoạt động này cho đội ngũ cán bộ, công chức có thẩm quyền và trách nhiệm trong BVNTC….. Đồng thời, lồng ghép việc tuyên truyền về BVNTC cho công dân bằng việc đưa các văn bản pháp luật quy định về BVNTC vào các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch, lý luận chính trị, lớp đào tạo cán bộ nguồn quy hoạch lãnh đạo...

Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ trách nhiệm cho từng đơn vị, tổ chức và từng cá nhân trong việc BVNTC. Đối với Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm đối với cơng tác BVNTC. Ngồi ra, cần xem xét việc lấy kết quả BVNTC là một trong những yếu tố để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cơ quan nhà nước và người đứng đầu cơ quan.

Đối với người dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kết hợp nhiều cách thức nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ về BVNTC, đề cao tinh thần chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong các cơ quan nhà nước. Công tác tuyên truyền được thực hiện một cách đa dạng như qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài truyền thanh, truyền hình, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thi tìm hiểu.... với những cách thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Một trong những biện pháp rất quan trọng là tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với thơng tin, hình thành tâm lý chủ động, có nhu cầu mong muốn tìm hiểu, học hỏi, nắm bắt các quy định pháp luật về tố cáo. Bên cạnh đó, phải tuyên truyền để người dân hiểu được là họ được bảo đảm an tồn cho chính bản thân và những người thân xung quanh khi thực hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời, lên án, đấu tranh với các đối tượng có hành vi trả thù, ép bức, xúc phạm, gây tổn thương,... đối với người thực hiện tố cáo.

Ý thức pháp luật và năng lực phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có vai trị quan trọng trong bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật để cá nhân có thể thực hiện được quyền của mình một cách thuận lợi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cán bộ, công chức và người dân chưa nhận thức được vai trò, giá trị của BVNTC nói riêng và tố cáo nói chung. Vì vậy, thay đổi nhận thức là việc làm cần thiết, nhưng không đơn giản, bởi nâng cao nhận thức pháp luật và văn hóa pháp lý của con người luôn là một q trình lâu dài, khơng phải ngày một ngày hai là có được. Pháp luật về BVNTC dù đã được xây dựng, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật nhưng chỉ có ý nghĩa và thực hiện hiệu quả khi cán bộ, công chức có nhận thức và đạo đức trong thực thi công vụ, khơng hẹp hịi, trục lợi, cửa quyền, tham nhũng hay thiếu tôn trọng các quyền của công dân và người dân có nhu cầu, mong muốn sử dụng quyền.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w