cáo thời gian qua
2.3.2.1. Về tình hình tố cáo và công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố cáo Theo Báo cáo, công tác tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo và giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước trên tồn quốc trong 05 năm gần đây (2015-2020) đạt được kết quả như sau:
- Năm 2015: Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 247.055 đơn các loại, trong đó có 13.127 đơn tố cáo, với 7.542 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền. Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 5.638/7.542 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 74,8%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 2.098/3.289 vụ việc, đạt tỷ lệ 63,8%; các địa phương đã giải quyết 3.539/4.252 vụ việc, đạt tỷ lệ 83,2% [13].
- Năm 2016: Các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận 228.068 đơn các loại, trong đó, có 17.233 đơn tố cáo, với 7.716 vụ việc tố cáo, so với cùng kỳ năm 2015, tăng 31,3% số đơn tố cáo và tăng 2,3% số vụ việc tố cáo. Các cơ 104 quan hành chính nhà nước đã giải quyết 6.267/7.716 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 81,2%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương
đã giải quyết 2.653/3.085 vụ việc, đạt tỷ lệ 86,0%; các địa phương đã giải quyết 3.613/4.630 vụ việc, đạt tỷ lệ 78,0% [14].
- Năm 2017: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận nhận 263.722 đơn các loại, trong đó có 15.555 đơn tố cáo. Có 154.095 đơn đủ điều kiện xử lý với 24.540 vụ việc khiếu nại, 6.602 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. So với năm 2016, số đơn tố cáo giảm 9,74%, vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giảm 14,4%. Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 5.402/6.602 vụ việc tố cáo, đạt 81,8%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 2.250/2.710 vụ việc, đạt tỷ lệ trên 83%; các địa phương đã giải quyết 3.152/3.892 vụ việc, đạt tỷ lệ 81% [15].
- Năm 2018: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 322.042 đơn các loại. Có 193.505 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 60% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 25.021 đơn tố cáo, với 7.875 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. So với năm 2017, số đơn tố cáo tăng 41,1%, số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền tăng 16,3%. Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 6.689 vụ việc tố cáo, đạt 84,9%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 3.263 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,6%; các địa phương đã giải quyết 3.422 vụ việc, đạt tỷ lệ 80,1% [16].
- Năm 2019: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 301.007 đơn các loại. Có 197.736 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 65,7% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 22.171 đơn tố cáo, với 8.182 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. So với năm 2018, số đơn tố cáo giảm 11,4%, số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền tăng 3,9%. Các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết 7.226 vụ việc tố cáo, đạt 88,3%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 3.716 vụ việc, đạt tỷ lệ 96%; các địa phương đã giải quyết 3.510 vụ việc, đạt tỷ lệ 81,4% [17].
- Năm 2020: Các cơ quan hành chính nhà nước tiếp nhận 305.769 đơn các loại. Có 189.202 đơn đủ điều kiện xử lý (chiếm 62% tổng số đơn tiếp nhận), trong đó có 26.783 đơn tố cáo, với 8.120 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước. So với năm 2019, số đơn tố cáo tăng 20,8%, số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giảm 0,8%.Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 7.104 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 87,5%. Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã giải quyết 3.249 vụ việc, đạt tỷ lệ 90,7%; các địa phương đã giải quyết 3.854 vụ việc, đạt tỷ lệ 85,3% [18].
Từ tình hình tố cáo và kết quả cơng tác tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo, giải quyết tố cáo trong những năm gần đây, có thể thấy một số thực tế như sau:
- Trong tổng số đơn tố cáo phát sinh trên cả nước mỗi năm, số lượng đơn tố cáo trong lĩnh vực hành chính thường chiếm tỉ lệ chủ yếu, khoảng trên 60%; đơn tố cáo trong những lĩnh vực khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, như: tố cáo trong lĩnh vực tư pháp chiếm tỉ lệ khoảng 4% - 12%, tố cáo hành vi tham nhũng chiếm tỉ lệ khoảng trên dưới 5%, tố cáo tổ chức đảng, đảng viên khoảng trên 1%... Tình hình đó cho thấy, sự quan tâm nghiêm túc đến việc xử lý đơn tố cáo hành chính, giải quyết tố cáo hành chính cũng như bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính là yêu cầu rất cần thiết và khách quan.
- Mặc dù thường ít hơn so với đơn, vụ việc khiếu nại và kiến nghị, phản ánh song đơn, vụ việc tố cáo phát sinh hàng năm cũng có số lượng đáng kể với trên dưới 7.000 vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước mỗi năm. Phân tích kết quả giải quyết vụ việc tố cáo cũng cho thấy tỉ lệ tố cáo đúng là khoảng 9% - 13%; tố cáo có đúng, có sai là khoảng 15 - 25%. Qua giải quyết tố cáo hàng năm, các cơ quan hành chính nhà nước đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân nhiều tỷ đồng, nhiều ha đất; bảo vệ quyền lợi cho hàng trăm cá nhân; kiến nghị xử lý hành
chính hàng trăm người, chuyển nhiều vụ việc đến cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, góp phần quan trọng vào cơng tác phịng, chống tham 106 nhũng, lãng phí, củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo sự ổn định chính trị - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Thực tế đó, đặt ra yêu cầu phải nâng cao hơn nữa hiệu quả giải quyết tố cáo và BVNTC theo pháp luật hành chính nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người dân mạnh dạn, tích cực tham gia phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm pháp luật, phát huy vai trò của xã hội và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức có hành vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý trật tự xây dựng, đô thị, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách xã hội, sai phạm trong công tác cán bộ… Những hành vi bị tố cáo trong lĩnh vực đất đai phổ biến là bán đất không đúng thẩm quyền, sử dụng, cho thuê quỹ đất cơng ích khơng đúng mục đích, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định, khơng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định, cấp chồng lấn lên diện tích sử dụng đất của người khác, xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng thực tế, thiếu khách quan, lập hồ sơ thiếu công khai, minh bạch; ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thiếu căn cứ thực tế, khơng đúng quy định pháp luật, trình tự, thủ tục thực hiện có sai sót, thiếu công khai, minh bạch, vi phạm trong tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng… Trong các lĩnh vực khác, thường là tố cáo cán bộ, công chức buông lỏng quản lý, bao che, bảo kê để cá nhân, tổ chức xây dựng nhà ở, cơng trình khơng đúng thiết kế, vi phạm quy hoạch, không đúng giấy phép xây dựng, xây dựng trái
phép trên đất nông nghiệp; tố cáo về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án không đúng quy định, tổ chức thực hiện đấu thầu thiếu công khai, minh bạch, chỉ định thầu không đúng quy định, bao che, bảo kê doanh nghiệp, không xử lý sai phạm của doanh nghiệp trong triển khai thực hiện dự án, không thu hồi dự án chậm triển khai thực hiện theo đúng kết luận thanh tra, kiểm tra; tố cáo cán bộ, công chức tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm người thân, người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, định kiến, trù dập người góp ý, phê bình, NTC về sai phạm trong cơ quan, đơn vị...
- Thời gian qua, không chỉ có hiện tượng tố cáo đơn lẻ mà cịn phát sinh nhiều vụ việc tố cáo đơng người có tính chất phức tạp. Có những vụ việc đơng người vừa có nội dung khiếu nại, khiếu kiện, đòi quyền lợi vừa có nội dung tố cáo tập thể, cá nhân vi phạm, đề nghị xem xét xử lý. Nhìn chung các vụ việc đông người, phức tạp, bức xúc thường liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội; chuyển đổi mơ hình quản lý chợ, xây dựng chợ, trung tâm thương mại; bảo vệ môi trường, xây dựng các khu xử lý rác thải, chất thải, việc xả thải của doanh nghiệp tại một số khu công nghiệp, việc quy hoạch, xây dựng nghĩa trang, khai thác tài nguyên, khoáng sản; tố cáo cán bộ có biểu hiện tham nhũng, làm trái quy định của nhà nước…
- Nhiều trường hợp từ nội dung khiếu nại quyết định hành chính, bản án có hiệu lực pháp luật đã chuyển sang tố cáo người giải quyết, thậm chí, tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương, có một số đồn đơng người xuất phát từ việc khiếu nại khơng đạt mục đích chuyển sang tố cáo người giải quyết với thái độ gay gắt, bức xúc; nhiều trường hợp mặc dù đã được Trụ sở tiếp nhiều lần, đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhưng khơng trở về địa phương để được giải quyết theo quy định của pháp luật, tiếp tục khiếu kiện dài ngày tại Hà Nội gây mất an ninh, trật tự [6].
- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư có nhiều tiến bộ, nhiều đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo hoặc các phần mềm riêng của từng đơn vị; sử dụng truyền hình trực tuyến, nhất là trong thời gian cao điểm của dịch bệnh Covid-19 và thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền KN, TC, kiến nghị, phản ánh, đồng thời hạn chế tình trạng trùng lắp, chuyển đơn lịng vịng và giúp các cơ quan thuận tiện trong quản lý, theo dõi, thống kê, tổng hợp thông tin về vụ việc.
2.3.2.2. Việc xử lý tố cáo nặc danh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tố cáo của cá nhân phải thực hiện theo đúng thủ tục do Luật Tố cáo năm 2018 quy định. Trong đó, theo điểm a, khoản 2, Điều 9 của Luật Tố cáo năm 2018, NTC có nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này. Cụ thể là: ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của NTC, cách thức liên hệ với NTC; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung cịn phải cung cấp thơng tin về họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng NTC; họ tên của người đại diện cho những NTC.
Đối với thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của NTC hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được NTC hoặc NTC sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh khơng theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo (bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp) thì khơng xử lý theo quy định của Luật Tố cáo (theo khoản 1, Điều 25 của Luật Tố cáo năm 2018). Như vậy, hiện nay, Luật Tố cáo không thừa nhận tố cáo nặc danh (tố cáo giấu tên, không rõ họ tên, địa
chỉ của NTC), các tố cáo nặc danh không được xem xét, xử lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo. Điều này là nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo để vu khống, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây rối nội bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bảo đảm việc tố cáo được thực hiện có trách nhiệm, đúng quy định của pháp luật, vì lợi ích chung. Thực tiễn công tác xử lý đơn thư thời gian qua cũng cho thấy, đơn thư tố cáo nặc danh thường phát sinh hoặc phát sinh nhiều vào những dịp đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, khi thực hiện quy trình nhân sự, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp…
Tuy nhiên, để không bỏ lọt nguồn thông tin phản ánh, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, góp phần đẩy mạnh cơng tác đấu tranh, phịng ngừa, xử lý, theo quy định tại khoản 2, Điều 25 của Luật Tố cáo năm 2018 thì thơng tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của NTC hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được NTC hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh khơng theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật mà có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho cơng tác quản lý. Trên thực tế, ngồi những đơn thư tố cáo nặc danh mang tính vu khống, bôi xấu, gây rối nội bộ, với động cơ vụ lợi, khơng lành mạnh, thiếu trong sáng thì cũng có khơng ít những trường hợp NTC vì sợ bị trả thù đã giấu tên, giấu địa chỉ song đã cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng cụ thể, có cơ sở về những hành vi vi phạm
pháp luật, tham nhũng, tiêu cực. Để từ đó, qua nắm tình hình, các cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh, kiểm tra, thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong thời gian qua, đã có một số vụ việc sai phạm lớn, nghiêm trọng được kiểm tra, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm có xuất phát ban đầu từ những tố cáo nặc danh có cơ sở.
Về việc tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo nặc danh, qua khảo sát công tác xử lý đơn tại Ban Tiếp công dân trung ương từ năm 2018 đến nay cho thấy, mỗi tháng đơn vị tiếp nhận khoảng 30 - 45 đơn tố cáo nặc danh, năm 2018: trên 440 đơn, năm 2019: trên 540 đơn, năm 2020: trên 380 đơn, tháng 1 - 9/2021: trên 180 đơn. Đối với một số đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của người viết đơn nhưng có nội dung rõ ràng, cụ thể, Ban đã chuyển đơn hoặc báo cáo, đề xuất lãnh đạo chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét theo quy định. Tình hình trên cho thấy, tố cáo nặc danh là một thực tế khách quan, chính vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá thấu đáo để trên cơ sở đó xây dựng một cơ chế tiếp nhận, xử lý, giải quyết phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, vi phạm pháp luật và BVNTC.