Tăng cường cơ sở vật chất, kinh phí cho cơng tác bảo vệ người tố cáo

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 110)

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật trong cho công tác BVNTC là một trong những biện pháp vô cùng cần thiết. Vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong việc tăng cường cơ sở vật chất chính là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phịng ban thiết bị cơng nghệ thơng tin đảm bảo thực hiện chức năng giải quyết hồ sơ, áp dụng biện pháp bảo vệ nhanh chóng, kịp thời.

- Trang bị các cấp đầy đủ các phương tiện làm việc tối thiểu như: tủ, bàn ghế làm việc, máy vi tính, máy photocopy, máy in, micrơ, camera giám sát tại các phòng làm việc.

- Cần có kế hoạch nâng cấp, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải quyết hồ sơ, áp dụng biện pháp bảo vệ NTC để có đảm bảo khả năng xác minh, thu thập thông tin, tài liệu.

- Xây dựng tủ sách pháp luật tại trụ sở cơ quan, cung cấp hồ sơ, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ và về quản lý nhà nước chuyên ngành.

Bên cạnh những giải pháp thiết thực trên, để đảm báo chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho cơng tác BVNTC cần có chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ phù hợp với vị trí nghề nghiệp, chức danh cơng việc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực tiễn thực thi pháp luật BVNTC tại Việt Nam hiện nay, tác giả nghiên cứu và đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi về tố cáo nói chung và BVNTC nói riêng. Theo đó, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BVNTC ở nước ta hiện nay trước hết phải giải quyết được những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành bằng việc xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan về tố cáo và BVNTC; hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống các quy định về BVNTC một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học và phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.

Hồn thiện pháp luật về BVNTC cịn phải hướng tới xây dựng được một cơ chế thực thi, một mơ hình tổ chức cơ quan độc lập, hiệu quả. Ngồi ra, hồn thiện pháp luật về BVNTC cịn phải tính đến việc nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến pháp luật trong hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước; tồn thể cán bộ, cơng chức, người lao động và công chúng nhận thức rõ về tầm quan trọng của tố cáo, vai trò của NTC và sự cần thiết phải BVNTC; xây dựng một đội ngũ cán bộ tinh thông luật pháp, bản lĩnh nghề nghiệp, trí cơng vơ tư làm cơng tác BVNTC; đồng thời xây dựng một cơ chế theo dõi, đánh giá chặt chẽ, khách quan để kịp thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và thiếu sót trong quy định pháp luật cũng như trong quá trình thực thi; sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định phù hợp, tiến bộ; xử lý nghiêm các sai phạm xảy ra, tạo niềm tin cho NTC và mọi công dân, người lao động.

KẾT LUẬN

Quyền tố cáo của công dân sớm được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật. Hoàn thiện và thực hiện tốt pháp luật BVNTC trước hết là bảo vệ quyền công dân, đảm bảo cho quyền tố cáo được thực thi có hiệu quả trên thực tế. Đồng thời BVNTC cũng là bảo vệ quyền công dân, các quyền khác của con người như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được sống, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, quyền có việc làm

Trong quản lý nhàn nước, so với các công cụ khác như thanh tra, kiểm tra, giám sát; tố cáo là một nguồn thông tin quan trọng, hiệu quả và ít tốn kém trong việc điều tra, phát hiện các tiêu cực xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Để củng cố và phát huy hiệu quả công cụ này, nhà nước phải đặc biệt quan tâm bảo vệ an toàn cho người cung cấp các thông tin có dấu hiệu vi phạm pháp luật với cơ quan thực thi pháp luật, tạo cảm giác tin tưởng, yên tâm cho họ.Đồng thời hoàn thiện, thực hiện hiệu quả pháp luật BVNTC là sự củng cố niềm tin của công dân đối với nhà nước, pháp luật, đồng thời khuyến khích họ tích cực tham gia việc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động cơ quan nhà nước, đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ tính tối thượng của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hoàn thiện quy định pháp luật về BVNTC là một nhiệm vụ khó khăn, nângcao hiệu quả thực thi pháp luật về BVNTC cịn khó khăn, phức tạp hơn nhiều.Ngồi việc hồn thiện, đổi mới thể chế và cơ chế thực thi, cần phải có sự đổi mới về tư duy, quan niệm và sự đồng thuận, chấp nhận của hệ thống cơ quan công quyền và toàn thể xã hội về tố cáo và NTC. Có như vậy, các quy định pháp luật mới có thể được thực thi hiệu quả. Nhằm đóng góp vào mục

tiêu đó, luận án đã xây dựng những giải pháp đa dạng, bao gồm: nhóm giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật về BVNTC; nhóm giải pháp hồn thiện mơ hình, tổ chức và hoạt động của cơ quan thực thi BVNTC; nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BVNTC. Các giải pháp đưa ra trên cơ sở tiếp cận đa dạng: từ đổi mới tư duy, tâm lý, nhận thức đến việc hoàn thiện các quy định pháp luật và hoàn thiện cơ chế tổ chức thực thi pháp luật.

Một phần của tài liệu Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật Việt Nam (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w