Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quang xúc tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu trên cơ sở tio2 graphene để xử lý môi trường nước (Trang 63 - 64)

Khảo sát thời gian hấp phụ

Thời gian đạt cân bằng hấp phụ của xúc tác được tiến hành trên 2 mẫu TiO2/rGO và Ag/TiO2/rGO. 0,1g xúc tác được thêm vào cốc dung tích 250mL chứa 100mL mẫu nước thải, khuấy trong bóng tối. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút, 2mL mẫu được lấy ra để xác định giá trị COD.

Ảnh hưởng của hàm lượng GO

Ảnh hưởng của hàm lượng rGO đến hiệu quả quang xúc tác được tiến hành với tỷ lệ khối lượng TiO2 và rGO là 7%, 10%, 14% và 20% rGO. Các mẫu khảo sát được đặt tên tương ứng như sau: TiO2 – 7% rGO, TiO2 – 10% rGO, TiO2 – 14% rGO và TiO2 – 20% rGO.

Ảnh hưởng của môi trường pH

Mẫu nước thải nhiễm dầu được điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH 1M để tạo môi trường bazơ và H2SO4 1M để tạo môi trường axit. Khảo sát ảnh hưởng pH của nước thải nhiễm dầu tại các giá trị: pH=3, pH=7 và pH=11. Tiến hành phản ứng và lựa chọn xúc tác và điều kiện tối ưu.

51

Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác

Với mẫu xúc tác có hoạt tính cao nhất xác định được ở phần trước, tiến hành phản ứng với các điều kiện pH tối ưu, nhưng thay đổi khối lượng xúc tác tương ứng với tỷ lệ 0.5 g/l, 1 g/l và 1.5 g/l.

Ảnh hưởng của công suất đèn

Loại đèn được sử dụng trong quá trình quang xúc tác là đèn Compact (λ=400-700nm) mô phỏng ánh sáng trong vùng nhìn thấy. Công suất các loại đèn Compact được khảo sát là: 20W, 40W và 75W.

Khả năng tái sử dụng của xúc tác

Mỗi loại xúc tác cho hiệu quả cao là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng một lần, hai lần thì lại không cho thấy được hiệu quả cao về kinh tế. Do đó, việc đảm bảo cả hai yếu tố hiệu suất và khả năng tái sử dụng sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển một loại vật liệu ứng dụng trong đời sống.

Khả năng tái sử dụng của xúc tác được nghiên cứu dưới nguồn ánh sáng Compact và nguồn ánh sáng mô phỏng ánh sáng mặt trời (đèn Xenon) trên mẫu xúc tác có hoạt tính cao nhất xác định được từ các khảo sát trên.

2.6 Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng xúc tác Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu trên cơ sở tio2 graphene để xử lý môi trường nước (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)