Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Xuất

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH thương mại và XNK thiên minh (Trang 43)

mại Xuất nhập khẩu Máy và Thiết bị xây dựng Candenly:

Được thành lập từ năm 2012, Công ty CP Đầu Tư Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Máy Và Thiết Bị Xây dựng Candenly là nhà cung ứng chuyên

nghiệp các loại vật liệu chịu lửa và vật liệu cách nhiệt chất lượng cao, như:

Các loại gạch treo chịu lửa, các loại gạch chịu lửa cao nhôm, keo dính chịu nhiệt, các loại bông gốm cách nhiệt, lớp cách nhiệt bổ trợ, thảm thủy tinh chịu

lửa, keo dính cố định viên bông, phụ kiện cho lò công nghiêp như: Đinh chữ

u, linh kiện gia cố chuyên dụng.,., nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Kể từ

khi thành lập, Công ty luôn tận tâm theo đuổi mục tiêu chất lượng, dịch vụ, sự tin cậy và giữ vững hướng đi này để duy trì, cải thiện và nâng cao tiêu chuẩn

chất lượng sàn phẩm và dịch vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng với tôn chỉ “Cung cấp sản phẩm chất lượng nhất với giá thành hợp lý nhất”.

Hoạt động trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu Công ty luôn quan

tâm, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân đủ mạnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty cả ở hiện tại và trong tương lai:

Một số kinh nghiệm về quản lý nhân lực của Công ty Candenly:

- Chú trọng công tác xây dựng và tổ chức các kế hoạch tuyển dụng: Công ty quan tâm và hoàn thiện các tiêu chí tuyển dụng nhân lực cụ thể theo yêu cầu, dựa trên lĩnh vực hoạt động của Công ty hiện nay. Theo đó, tiêu chí về

kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thương mại luôn đặt lên hàng đầu. ứng

viên tham gia phải phải đáp ứng các tiêu chí theo quy trình tuyển dụng hiện

nay, trong đó yêu câu vê trình độ ngoại ngữ đủ giao tiêp với đôi tác nước ngoài. Ke hoạch tuyển dụng được xây dựng tỉ mỉ, Phòng HC-NS có trách nhiệm lên kế hoạch sau đó trình xin ý kiến Ban Giám đốc trước khi tồ chức

triển khai thực • hiện.•

- Thực hiện chế độ quản lý nhân viên nghiêm ngặt theo quy định: Nhân

viên Công ty phải có ý thức làm việc nghiêm túc, chấp hành nghiêm chỉnh về

giờ giấc làm việc, đi và về đúng giờ, việc gặp gỡ, làm việc với đối tác phải được lên kế hoạch trước, đảm bảo thời gian và hiệu quả công việc.

- Xây dựng tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc: Quá trình làm việc,

trao đổi công việc trong môi trường Công ty, cũng như với đối tác, khách

hàng nhân viên phải có thái độ cầu thị, nghiêm túc từ tác phong con người đến ngôn ngữ giao tiếp. Mọi phản ánh không tốt về vấn đề này đều được

Công ty xử lý nghiêm minh, tùy theo mức độ, số lần tái phạm để xác định

hình thức kỷ luật từ nhắc nhở, đến chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thực hiện tốt chế độ lương và đãi ngộ đối với nhân viên: Đây là chính

sách giúp nhân viên yên tâm và nguyện gắn bó lâu dài với Công ty. Theo đó, Công ty luôn thực hiện chế độ lương cao hơn 1,5 lần mức quy định theo luật định, cộng với các chế độ thưởng theo tháng, quý, năm tùy theo từng vị trí, hiệu quả công việc của nhân viên. So sánh với các Công ty hoạt động cùng

lĩnh vực, chế độ lương và đãi ngộ của Công ty Candenly luôn cao hơn.

- Xây dựng tiêu chí quàn lý, đánh giá năng lực nhân viên rõ ràng. Việc quản lý nhân viên được xác định từ nhiều khía cạnh từ việc chấp hành giờ

giấc đến tác phong con người trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao. Công ty áp dụng KPỈ để đánh giá hiệu quả công việc của từng nhân

viên, mọi đầu việc được tính trê KPI chỉ khi công việc đó đã được hoàn thành và đạt được hiệu quả đề ra.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đôi với công tác quản lý nhân lực tại Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh

Từ kinh nghiệm phát triển nhân lực của 2 công ty nói trên, có thể rút ra

một sổ kinh nghiệm đối với Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh như sau:

- Cần xây dựng một chiến lược, kế hoạch nhân lực bài bản, khoa học phù hợp với lĩnh vực hoạt động, thực tế và triển vọng phát triển của Công ty. Trong

đó, chiến lược phải dựa trên các cơ sở khoa học thực tiễn từ nhu cầu nguồn nhân

lực tại doanh nghiệp đến dự báo thị trường (triến vọng phát triển của lĩnh vực kinh

doanh; đối thủ cạnh tranh; lợi thế cạnh tranh và nhu cầu thị trường...).

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nhân lực hướng tới giữ chân người tài đế tận dụng trí tuệ, tài năng và kinh nghiệm của nhân lực, đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Các biện pháp quản lý bao gồm: Xây dựng nội quy

doanh nghiệp theo luật định; thực hiện chính sách tiền lương hấp dẫn với người lao động, các chế độ thưởng, phúc lợi xã hội hợp lý; xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động; tạo mọi điều kiện để người lạo phát triển bản thân và thực hiện chiến lược bổ nhiệm, đề

bạt đúng người, đúng vị trí...

- Xây dựng bộ quy chiếu đánh giá đúng năng lực nguồn nhân lực: Bộ

quy chiếu có ý nghĩa quan trọng, là tiêu chuẩn đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả lao động của đội ngũ nhân lực. Do vậy, cần xây dựng một mô hình,

bộ quy chiếu khoa học, có thế đánh giá khách quan, trung thực và chính xác hiệu quả lao động của nguồn nhân lực. Ví dụ, tại Công ty Candenly, họ áp

dụng mô hình KPI để đánh giá hiệu quả công việc, với sự công khai về KPI

cá nhân hàng tuần, tháng sẽ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao

động, tạo ra một môi trường phấn đấu công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong phòng, ban, bộ phận Công ty.

- Thực hiện tôt tinh thân nêu gương: Trước hêt, Ban Giám đôc, lãnh đạo các

Phòng, Ban, Bộ phận phải thực hiện tốt tinh thần nêu gương. Người đứng đầu doanh nghiệp phải thực hiện tốt tinh thần này để người lao động noi theo và coi đó

là biểu tượng, mục tiêu phấn đấu; phải biết tự hạn chế cái tôi cá nhân như sự nóng nảy, bảo thủ hay áp đặt trong chỉ đạo.. .để hòa đồng môi trường tập thể.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.1.1. Thu thập dữ liệu so’ cấp

Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp qua đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện bằng một số hình thức như phỏng vấn

trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, điều tra xã hội học bằng bảng hởi....

Trên cơ sở mối quan hệ của tác giả với đối tượng nghiên cứu, dữ liệu

sơ cấp được thu thập thông qua một số hình thức sau:

- Hình thức phông vẩn bằng điện thoại (telephone interview): Đế tiến

hành hình thức phỏng vấn bằng điện thoại. Tác giả đã: (1) Có sự chuẩn bị sẵn

bảng hởi, sau đó tiến hành gọi điện trao đổi để thu thập thông tin theo đề tài

nghiên cứu. Bảng câu hởi tác giã sử dụng khi phỏng vấn qua điện thoại bao

gồm: (i) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty; (iỉ) Cơ cấu tổ chức bộ

máy của Công ty như thế nào; (iii) Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban,

Bộ phận tại Công ty; (iv) Chiến lược, kế hoạch phát triển của Công ty trong

thời gian tới.... (2) Xác định người biết, nắm thông tin về Công ty, có thể trả lời được các câu hỏi đã chuẩn bị, phục vụ hiệu quả cho quá trình nghiên cửu

luận văn. Tại Công ty Thiên Minh, tác giả đã gọi điện thoại cho Ke toán trưởng

(Chị Nguyễn Thị Thùy Dương - số điện thoại 0982 223 478) để nắm phần lớn thông tin về doanh nghiệp theo bảng hỏi nêu trên).

Tuy nhiên quá trình phỏng vấn qua điện thoại có một số ưu và nhược

điểm: về ưu điểm: Thực hiện đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể tiến hành mọi nơi khi cần; tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%), có thể cải tiến bảng hỏi trong quá trình phỏng vấn qua điện thoại...; về nhược điểm: Thời

gian phỏng vấn bị hạn chế vì ảnh hưởng đến công việc của người được phỏng

vân; có thê bị từ chói, hoặc hẹn một lịch trao đôi, trả lời câu hỏi vào lúc khác;

không thể trình bày bằng hình ảnh, tài liệu cụ thể...

- Hình thức phỏng vẩn cá nhân trực tiếp (personal interview): Đây là

phương pháp tác giả đã đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng hỏi đã soạn sẵn. Tác giả đã xin lịch và tiến hành phỏng vấn

chị Nguyễn Thị Hồng Nhung - Phụ trách Phòng Hành chính - Nhân sự của Công ty Thiên Minh. Hình thức này sẽ giúp tác giả nghiên cứu làm rõ thêm

một số nội dung cần điều tra mà các hình thức khác không mang lại kết quả.

Một số nội dung làm rõ khi phỏng vấn trực tiếp như: Bộ phận quan trọng nhất

của Công ty là gì? Khả năng cung cấp một số tài liệu như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, danh sách nhân lực Công ty, cơ cấu tố chức bộ mày,

quy trình hoạch định, tuyển dụng, quản lý, giám sát và các chế độ chính sách của Công ty đối với người lao động....

- Hình thức điều tra xã hội học: Tác giả nghiên cứu chuẩn bị các câu hỏi để điều tra từ nhân viên Công ty Thiên Minh tại Văn phòng Hà Nội và

Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bảng hỏi liên quan đến: Chiến lược hoạch

định nhân lực của Công ty; chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi xã hội;

chính sách bố nhiệm, đề bạt...Kết quả điều tra xã hội học có ý nghĩa vô cùng

quan trọng, giúp tác giả nghiên cứu có đánh giá khách quan về công tác quản lý nhân lực tại Công ty Thiên Minh. Từ đó, tổng họp các kênh thu thập thông tin, dữ liệu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện, cải tiến công tác quản lý nhân lực tại Công ty Thiên Minh.

2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã

được phân tích, đánh giá, giải thích, thảo luận và diễn giải như sách giáo

khoa, sách tham khảo, tạp chí, chuyên đề, công trình nghiên cứu, bài báo, báo

cáo khoa học, luận án, luận vãn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư lưu trữ... Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được

từ các sách như: Giáo trình Khoa học quản lý; Quản lý học-Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội; Quản lý nguồn nhân lực trong các tố chức công;

Kinh tế nguồn nhân lực Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tồng kết sản xuất kinh

doanh, báo cáo tài chính, báo cáo nhân lực của Công ty Thiên Minh từ các

năm theo phạm vi nghiên cứu của luận văn (Phòng Ke toán và Phòng Hành chính - Nhân sự của Công ty Thiên Minh).

2.2. Phương pháp xử và phân tích dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thong kê và mô tả

Là phương pháp tập hợp, mô tả các thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê và mô tả được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 3 của luận văn. Theo đó, tác giả đã thu thập các số liệu thống kê về biển động cơ cấu lao động hàng năm; số liệu về tuyển dụng lao động, quỹ lương, thưởng; các số liệu về kết quả kinh doanh cùa Công ty...phục vụ cho

việc phân tích, so sánh trong các nội dung quãn lý nhân lực của Công ty.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng

trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Mục đích của phương pháp so sánh nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu,

đe từ đó phân tích, đánh giá, nhìn nhận rõ hơn về bản chất của đối tượng

nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp so sánh giúp xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện, môi trường nhất định. Trong bài viết, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh

trong chương 3 nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhân

lực tại công ty Thiên Minh như: Tình hình biến động cơ cấu nhân lực theo từng

năm; sô lượng nhân lực được bô trí và sử dụng cũng như được đào tạo và bôi dưỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty...Theo đó, tác

giả có thể làm rõ được những ưu, nhược điểm của công tác quản lý nhân lực tại

công ty Thiên Minh thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong chương

4 của Luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tich-tểng hợp

Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều

về một vấn đề nghiên cứu, từ đó có cách nhìn nhận khách quan đề tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tống hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích-tổng họp là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết họp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác

thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn về ảnh hưởng của quá trình đào tạo và

phát triển nhân lực của Công ty Thiên Minh. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thề chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống

kê dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn vấn đề tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của phát triển nhân lực tại Công ty Thiên Minh.

CHƯƠNG 3

THựC TRẠNG • • •QUẢN LÝ NHÂN Lực TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK THIÊN MINH

3.1. Giói thiệu vê Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh

3.1.1. Quả trình hình thành, phát triển

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh.

- Té« giao dịch: Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh.

- Tên giao dịch quốc tế: THIENMINH TRADING AND IMPORT -

EXPORT COMPANY LIMITED

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

- Địa chỉ trụ sở: số 12, hẻm 68/37/23, đường cầu Giấy, phường Quan

Hoa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.

- Địa chỉ văn phòng giao dịch: số 88 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch

Vọng, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội; 223B, đường Trần Huy Liệu, phường 8,

quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.

- Mã số doanh nghiệp: 0102312978 do Sở Ke hoạch và đầu tư thành

phố Hà Nội cấp ngày 11/7/2007

- Website: Thienminh Autosafety.

Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh được thành lập từ

năm 2007 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là mua bán xe ô tô. Tuy nhiên quá

trình hoạt động, nhận thấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường hạn chế nên đến

năm 2017 đã chuyển đối sang lĩnh vực kinh doanh các thiết bị, công nghệ hồ trợ cảnh báo an toàn cho xe ô tô. Đây là hai lĩnh vực có sự khác nhau cơ bản xong đều có liên quan đến xe ô tô. Mặc dù mới qua gần 4 năm chuyển đổi

lĩnh vực kinh doanh nhưng Công ty đã từng bước tạo dụng được thương hiệu,

uy tín trên thị trường Việt Nam, được khách hàng đón nhận, đặt niềm tin vào

chât lượng, giá thành sản phâm, cũng như đánh giá cao vê các chính sách chăm sóc khách hàng của Công ty. Hiện Công ty có 02 chi nhánh văn phòng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, với đội ngũ nhân lực gần 50 người, trong đó

bộ phận kỹ thuật chiếm số đông nhân viên Công ty. Công ty rất coi trọng

công tác quản lý nhân lực, từ khâu tuyển dụng đến bố trí sử dụng con người

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH thương mại và XNK thiên minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)