Các phương pháp đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên bán hàng khối khách hàng tổ chức – doanh nghiệp tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 39 - 43)

Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2015), có nhiều phương

pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, mồi phương pháp có cách thức thực

hiện, có ưu điểm và nhược điểm riêng mà các tổ chức cần cân nhắc để lựa chọn cho

phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và nguồn tài chính của mình.

Có hai nhóm phương pháp đào tạo phổ biến được các nước trên thế giới áp dụng và

có thế áp dụng ở Việt Nam là đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.

Xét về phân loại lao động, nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp thuộc

nhóm lao động trực tiếp (trực tiếp tiến hành hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc dịch vụ nhất định).

1.2.4.1. Đào tạo trong công việc

Có thề hiểu đây là phương pháp đào tạo “tại chỗ”, tức là người lao động

được đào tạo ngay tại nơi làm việc, đào tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, theo

đó, các kiên thức, kỹ năng được đào tạo găn với thực tê công việc và nhiệm vụ

thường ngày của người lao động (Nguyền Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2015)

ưu điếm: Các hoạt động đào tạo này thường không gây ra sự gián đoạn

nhiều đối với việc • •thực hiện • nhiệm• vụ• •của đối tượng được đào tạo; • • 7 • • hoạt động đào

tạo không đòi hỏi phải có không gian riêng biệt hay các trang thiết bị đào tạo đặc thù; cơ bản đối tượng đào tạo sẽ dễ tiếp thu các kỹ năng được đào tạo hơn; tiết kiệm

chi phí hơn so với các hoạt động đào tạo ngoài công việc.

Nhược điểm: nội dung đào tạo gắn liền với thực tiễn công việc nên lý thuyết

dễ bị thiểu tính hệ thống và không có lý luận dẫn đường; người được đào tạo có thể

tiếp thu một cách máy móc các kinh nghiệm của người dạy mà không phải khi nào

các kinh nghiệm này cũng phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ trong môi trường kinh

doanh thường xuyên biến động.

Đào tạo trong công việc bao gồm một số phương pháp như:

- Đào tạo theo kiêu chỉ dẫn công việc: Đây là phương pháp phổ biến dùng để

dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho cả đối tượng người lao động trực tiếp và

kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ theo từng bước về

cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn

và chỉ bảo chặt chẽ của người dạy.

- Đào tạo theo kiêu học nghề:

Theo phương pháp này, chương trình đào tạo bắt đầu bằng việc học lý thuyết

ở trên lớp, sau đó các học viên được đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của lao

động lành nghề trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ một đến vài năm).

Học viên được thực hiện các công việc của nghề cần học cho tới khi thành thạo tất

cả các kỹ nàng của nghề đó. Phương pháp này được dùng để dạy một nghề hoàn

chỉnh cho người lao động. Thực chất phương pháp này là phương pháp kèm cặp chỉ

bảo, nhung thời gian kèm cặp kéo dài hơn và có hướng dẫn về lý thuyết tập trung.

Mục đích của phương pháp này là đề đối tượng đào tạo học được và thành thạo một

công việc/một nghề hoàn chỉnh.

- Kèm cặp và chỉ bảo: Người được đào tạo được kèm cặp và hướng dân trực tiếp bởi người lãnh đạo trực tiếp, bởi một cố vấn, hoặc người có kinh nghiệm hơn

cùng làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thông qua đó, người được đào tạo có

thể học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công

việc tương lai. Phương pháp này thường được áp dụng trong đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên giám sát và có ba cách để kèm cặp là: Kèm cặp bởi người lãnh đạo

trực tiếp; Kèm cặp bới một cố vẩn; Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn

Luân chuyển và thuyên chuyến công việc: Luân chuyển và thuyên chuyển

công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được trong quá trình đó sẽ

giúp họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Có ba

cách để luân chuyển, thuyên chuyển công việc là:

Một, chuyến đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận

khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ.

Hai, đối tượng đào tạo được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh

vực chuyên môn cùa họ.

Ba, đối tượng đào tạo được bố trí luân chuyến công việc trong phạm vi nội

bộ một nghề chuyên môn.

ĩ.2.4.2. Đào tạo ngoài công việc

Đây là phương pháp đào tạo mà đôi tượng được đào tạo tách khỏi quá trình

' * 2. * w A

thực hiện công việc thực tê đê tham gia vào các chương trình học tập/huân luyện.

ưu điếm: Đối tượng đào tạo không bị phân tâm bởi công việc trong quá trình

đào tạo, nội dung đào tạo thường được tồ chức một cách có hệ thống và có lý luận

dẫn đường giúp cho tư duy thực hiện công việc được mạch lạc hơn.

Nhược điểm: Thường tốn kém về thời gian và chi phí thực hiện hơn, việc

vận dụng kiên thức được đào tạo vào công việc thực tê cân một quá trình nhât định

và thường bị hạn chê hơn so với đào tạo trong công việc (Nguyên Ngọc Quân và

Nguyễn Vân Điềm, 2015)

Đào tạo ngoài công việc thường được tiên hành theo một sô phương pháp như sau:

- chức cấc lớp cạnh doanh nghiệp: Đối với nhừng nghề tương đối phức

tạp, hoặc các công việc có tính đặc thù, việc đào tạo bằng phương pháp kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các phương tiện và thiết bị dành riêng cho học tập. Theo

phương pháp này, chương trinh đào tạo bao gồm hai phần: lý thuyết và thực hành.

Trong đó, phần lý thuyết được giáng dạy tập trung do các kỹ sư, cán bộ phụ trách;

phần thực hành được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kỹ sư hoặc lao động

lành nghề hơn hướng dẫn. Phương pháp đào tạo này giúp học viên được học tập

một cách có hệ thống hơn.

- Cử đi học ở các trường chính quy: Doanh nghiệp có thể cừ người lao động

đến học tập ở các trường dạy nghề hoặc quản lý. Qua phương pháp này, đối tượng đào tạo sẽ được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức về lý thuyết và kỷ năng thực

hành. Hạn chế của phương pháp này là tốn kém chi phí và thời gian, thường chỉ phù

hợp với đào tạo một sổ lượng nhỏ cán bộ hoặc nhân viên chuyên sâu mà doanh nghiệp có định hướng quy hoạch họ vào các vị trí quản lý hoặc chuyên gia trong

tương lai.

- Các bài giảng, hôi nghị hoặc hội thảo: Theo phương pháp này, doanh

nghiệp có thể tổ chức các buổi giảng bài hay các hội nghị, hội thảo được tổ chức ngay tại doanh nghiệp, hoặc tồ chức bên ngoài doanh nghiệp. Học viên có thể học tập được những kiến thức, kinh nghiệm thông qua quá trình tương tác, trao đổi, thảo

luận theo từng chủ đề.

- Đào tạo từ xa: Đào tạo từ xa là phương thức đào tạo mà giữa người dạy và

người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian, sự tương tác giữa người dạy và người học được thực hiện thông qua các phương tiện nghe nhìn

trung gian như: internet, đĩa VCD, cầu truyền hình... Phương pháp này đòi hỏi phải

có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất và sự chuẩn hóa cao về bài giảng. Tuy nhiên, phương pháp này có thế giúp học viên chù động bố trí được thời gian để tham gia

đào tạo, cũng như không cân phải di chuyên đên các địa điêm đào tạo tập trung.

Một số hình thức đào tạo từ xa có thể kể đến là e-learning, m-learning, và gần đây trên thế giới đang có xu hướng chuyến sang e-learning (học tập mọi lúc, mọi nơi)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nhân viên bán hàng trong doanh nghiệpviễn thông

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân viên bán hàng khối khách hàng tổ chức – doanh nghiệp tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)