A <
1.2.3. Phương pháp, mục tiêu về quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước
hồi đất
1.2.3.1. Phương pháp quản lý bồi thường, hỗ trợ thu hồi khi nhà nước thu hồi đất - Xác định đối tượng, điều kiện bồi thường, hố trợ người dân bị thu hồi đất
+ Xác định rõ đối tượngbồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất: Thu hồi đất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, do đó ngoài các quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện của cơ quan chuyên môn thì sự đồng thuận và hợp tác của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường. Trong thực tiễn, các dự án thu hồi đất phục vụ an ninh quốc phòng, công cộng thì nhận được sự đồng thuận của người dân.
Đối với các dự án hu hồi đất để xây dựng khu đô thị mới, xây nhà ờ để bán do các doanh nghiệp làm chủ đầu tư thì ít nhận được sự đồng thuận và hợp tác của người dân, bởi lẽ người dân nhận thấy rõ sự không công bằng là đất bị thu hồi bồi thường thấp, sau thu hồi cũng chính mảnh đất đó có giá chênh lệch rất cao, lợi ích này là cùa nhà đầu tư chứ không phải lợi ích của Nhà nước nên họ chống đối, khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Bên cạnh đó, sự am hiểu về pháp luật của người dân còn hạn chế. Trong khi tổ chức làm nhiệm vụ chưa giải
thích đầy đủ chính sách, mục tiêu của việc thu hồi đất, công khai chính sách... cho nhân dân biết, tham gia giám sát để tạo sự đồng thuận cao.
Khi Nhà nước thu hồi đất đế sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích phát triển kinh tế vi lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, thì người có đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phạm vi của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
+ Bồi thường hoặc hỗ trợ đối với toàn bộ diện tích đất mà Nhà nước thu hồi đất. Như vậy, Nhà nước tiến hành thu hồi diện tích đất thực tế là bao nhiêu thì sẽ bồi thường toàn bộ số diện tích đất đã thu hồi. Tùy từng trường hợp cụ thể mà việc
bồi thường có thể bằng tiền, nhà ở hoặc bằng đất;
+ Không chỉ bồi thường về đất mà Nhà nước còn bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi;
+ Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. Đây là sự hỗ trợ trong thời gian đầu dành cho người có đất ở bị thu hồi, thay đối điều kiện và hỗ trợ đào tạo cho người lao động nông nghiệp chuyển sang nghề khác tạo cho người dân có cuộc sống ổn định.
+ Hồ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư;
Pháp luật quy định người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì sẽ được bố trí tái định cư bằng việc bồi thường bằng nhà ở, giao đất ở mới hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Như vậy, phạm vi bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: (i) Bồi thường về đất thực tế thu hồi; (ii) Bồi thường về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi; (iii) Hỗ trợ người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; (iv) Hỗ trợ người bị thu hồi đất sản xuất đào tạo, chuyển đối nghề nghiệp; (v) Hồ trợ người bị thu hồi đất gặp khó khăn về cuộc sống khi bị thu hồi đất; (vi) Hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở.
- Xác định các điều kiện hồi thường, ho trợ cụ thê cho người dân bị thu hồi đất:
Đất đai phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Kinh tế phát triển nhanh đòi hởi nhu cầu đất để xây dựng cơ sỡ hạ tầng, đất để xây dựng các nhà máy,
xí nghiệp, khu công nghiệp càng lớn. Đặc biệt là tôc độ đô thị hóa, nhu câu mở rộng đô thị để đáp ứng yêu cầu đất ở cũng như công trinh phúc lợi phục vụ đời sống người dân. Vì vậy, khi kinh tế phát triển nhanh thì giá đất tăng, nhu cầu thu hồi đất cũng tăng. Đẻ thực hiện thu hồi đất thỉ cần có nguồn vốn để chi trà bồi thường cho người bị thu hồi đất. Do tỷ lệ vốn bồi thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của dự án nên nhiều dự án phải thay đổi chù trương không thực hiện hoặc buộc phải kéo dài vì vượt quá khả năng, năng lực tài chính của ngân sách cũng như chủ đầu tư.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được bồi thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
Điều kiện 2: Có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc có đủ điều kiện để được cấp sổ dở mà chưa được cấp.
Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có sổ đỏ hoặc có đủ điều kiện được cấp sổ và chưa được cấp cũng được bồi thường.
1.2.3.2. Mục tiêu về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
- Một là, hảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân sử dụng đất, người dân sỏ' hữu nhà ở. về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế hệ liên kết trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó, đất đai đã là tài sản chung. Tuy nhiên, việc sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia đình,
vì thế càn có cơ chế phân định họp lý quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích cua cộng đồng (đại diện là Nhà nước) và công dân trong quan hệ đất đai. về mặt pháp lý dù người sử dụng đất được hưởng thành quả từ việc sử dụng đất vào các hoạt động kinh tế, xã hội nhưng đất đai phải được sử dụng nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triên của xã hội mà Nhà nước là người đại diện. Người dân là người trực tiếp khai thác quỹ đất. Họ chỉ khai thác quỹ đất có hiệu quả khi quyền lợi cùa họ được pháp luật bảo hộ. Mục tiêu quan trọng cùa chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là hài hòa lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của người sử dụng đất, tạo
điêu kiện cho phát triên nhanh, bên vững. Như vậy, bôi thường, hô trợ như nào đê đảm bảo sự hài hòa đó? Đe giải quyết mối quan hệ lợi ích này, chính sách bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đà đưa ra một số yêu cầu: Tạo điều kiện để người bị thu hồi đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi bị thu hồi đất; Điều tiết phần lợi ích gia tăng không do các cá nhân tạo ra về NSNN; Tạo điều kiện để người sử dụng đất sau này hoàn thành mục tiêu đã được xã hội chấp thuận; Bảo tồn được quỹ đất và môi trường.
- Hai là, giúp đỡ người dãn hiểu thấu đảo về mục đích thu hồi đất, động viên, khuyến khích người dân hàn giao đất. Đất đai là điều kiện để xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng khu đô thị, là điều kiện để thực hiện các dự án KT-XH, quốc phòng, an ninh. Vì vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải hướng đến khuyến khích người dân tự nguyện giao đất. Trên thực tể, người dân không muốn giao đất vì việc giao đất ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Đẻ họ tự nguyện và nhanh chóng giao đất, chính sách bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không những phải có mức bồi thường, hỗ trợ họp lý, tổ chức tốt công tác tái định cư mà còn phải cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin đế họ tự quyết định. Ngoài ra, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất phải được hoạch định và tổ chức thực hiện một cách nhất quán, tránh các mâu thuẫn, xung đột trong quá trình triển khai. Nếu chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất không đáp ứng được mục tiêu này, quá trình thu hồi đất sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn không đáng có như khiếu kiện, chống đối, chậm tiến độ giải phóng mặt bàng.
- Ba là, ổn định cuộc sống, sản xuất, việc làm, thu nhập cho người dân. Việc thu hồi đất ờ nước ta chưa hoàn toàn mang tính thị trường. Vì vậy, quan tâm đến cuộc sống cũa người dân sau khi bị thu hồi đất là một vấn đề quan trọng. Đe ổn định cuộc sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất, cơ quan thực thi chính sách cần xây dựng các khu tái định cư đồng bộ, có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội ít nhất không được thấp hơn địa điểm cũ, nhất là các dịch vụ thiết yếu như giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục, hành chính,... Ớ nước ta hiện nay, việc này là khó thực hiện vì kinh phí eo hẹp nên các khu tại định cư chưa được xây dựng tốt. Thông qua
các chương trình đào tạo, bôi dưỡng, xúc tiên đâu tư và giới thiệu việc làm đê giúp cho người dân có đất bị thu hồi có cơ hội tìm kiếm việc làm để ổn định cuộc sống lâu dài.
- Bốn là, góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở, phát triển KT-XH. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng có căn cứ khoa học, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của đất nước là phương án sử dụng đất tối ưu nhất. Để chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất góp phần thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cần chủ động xây dựng, hoạch định chính sách cụ thế cho các khu đất ở, các dự án xây dựng vùng, phát triển các ngành nghề khác nhau, chuyển các loại đất khác nhau sang các mục đích sử dụng khác nhau, tạo điều kiện cho việc thực hiện.
Không nên xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất một cách tùy tiện.