Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 51)

A <

2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thông tin dữ liệu thứ cấp của đề tài được thu thập chú yếu là các quy định cùa cơ quan nhà nước ở Trung ương, ƯBND thành phố Hà Nội, ƯBND quận Thanh Xuân và các cơ quan liên quan về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua: Các công trình công bố liên quan đến đề tài như: Công báo, các trang web của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Chính phủ, Bộ, ngành, liên ngành). Đồng thời, tác giả cũng thông qua các quyết định, báo cáo, văn bản chỉ đạo của ƯBND quận Thanh Xuân, phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, Ban giải phóng mặt bằng quận Thanh Xuân và các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí uy tín... để lấy thông tin, số liệu liên quan việc bồi thường,_hỗ trợ khi thu hồi đất tại quận Thanh Xuân.

2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Đe có số liệu đánh giá thêm về công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất từ phía cơ quan nhà nước và người dân bị thu hồi đất. Tác giả đã thu thập theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua phiếu điều tra như sau:

Tổng số phiếu điều tra về tình hình công tác về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên đại bàn quận gồm 50 phiếu và được chia cho các đối tượng: Đối với cán bộ phòng Tài nguyên và Mồi trường và Ban giải phóng mặt bằng quận

là 5 phiếu, phiếu dành cho lãnh đạo phường là 10, 35 phiếu đối với người dân được bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân (Mầu phiếu điều tra ở phần phụ lục 1).

2.2. Phuong pháp tổng họp, xử lý và phân tích dũ’ liệu

2.2. ỉ. Phương pháp tống hợp, xử lý dữ liệu

- Với dữ liệu thu thập được tác giả tổng họp và xử lý số liệu điều tra bàng phần mềm Excel để tính toán các chỉ số bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

- Từ các dữ liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp sơ bộ để đánh giá hiệu quả quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất

- Dữ liệu sau khi thu thập được kiếm tra, sắp xếp đảm bào tính khoa học theo một trình tự nhất định, sử dụng phần mềm Excel làm công cụ để xử lý và tính toán

số liệu theo chỉ tiêu, tiêu chí cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Thông tin trình bày ở bảng số liệu, đồ thị, hình.

2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.2.1. Phươngphảp thống kê mô tả:

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mổ tả để mô tả cụ thể về lý luận bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất ở chương 1 và các thực trạng diện tích thu hồi đất, số tiền bồi thường người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân được thể hiện ở chương 3 của luận văn. Từ những kết quả thống kê mô tả đó, tác giả có những nhận định, đánh giá được thực trạng diện tích thu hồi đất, số tiền bồi thường người dân khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân

2.2.2.2. Phương pháp so sánh.

Từ các số liệu thu thập được tiến hành so sánh mức giá bồi thường, hỗ trợ. Dựa trên sự so sánh các đặc điếm về vị trí, thông số kỹ thuật tình trạng của tài sản để nhận xét, đánh giá mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện có hợp lý và đảm bảo được quyền lợi của các bên liên quan trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phản ánh số tuyệt đối (số lượng, tồng số, khối lượng...), tương đối (cơ cấu, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch...) và số bình quân tác giả phân tích mức độ thực hiện các nội dung QLNN bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. Tác giả thống kê dựa trên những số liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Phương pháp này được sử dụng ở chương 3.

2.2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng họp

Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp để đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù họp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện

chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất cả trong hiện tại và tương lai

Trong luận văn, từ phân tích kinh nghiệm thực tiễn tại một số địa phương đế tổng họp rút ra bài học đối với quận Thanh Xuân. Từ phân tích các nhân tố ảnh hưởng để tồng hợp xác định nguyên nhân. Từ phân tích thực trạng tình hình bồi thường, hỗ trợ cho người dân trên quận Thanh Xuân để đưa ra đánh giá chung những mặt làm được, hạn chế, nguyên nhân được thể hiện chương 1 và chương 3)

CHƯƠNG 3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỎ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HÒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHÓ HÀ NỘI

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên• •

3.1.1. ỉ . Vị trỉ địa ỉỷ

Thanh Xuân là quận nội thành và nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành thành phố Hà Nội. Ranh giới hành chính cùa quận được xác định như sau:

- Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng

TAI _ rpẠ_ _ _ 1_______Ỵ • ___ _ _ V ____'V T T \

- Phía Tay giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì

- Phía Bắc giáp quận Đống Đa và quận cầu Giấy

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ, Quận gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường là: Hạ Đỉnh, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung và Thượng Đình. Quận Thanh Xuân có tổng diện tích 9,08 km2. Tính đến năm 2020 có 266.000

người cư trú trên địa bàn quận, mật độ dân số là 29.295 người trên một km2

ĩrưtx*ỉ Doi hoc Ha Ml

r ĩ

cũo

Hình 3.1: Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân

3.7.7.2 . Địa hình, địa mạo

Địa hình của quận Thanh Xuân tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 5,6 mét. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,7 - 5,2 mét, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,5 mét.

Điều kiện địa hình quận Thanh Xuân tương đối thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế đô thị.

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Khí hậu quận Thanh Xuân có chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, với đặc điểm cùa khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm mưa nhiều, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6°c, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.600 mm, một năm có hai mùa rõ rệt.

Quận thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt độ cao, độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Lượng mưa phân bố khá đồng đều, trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm/nãm.

3. ỉ. 1.4. Điều kiện thủy văn

Quận Thanh Xuân có 2 con sông thoát nước chính của thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét.

Bên cạnh đó còn có một sô hô ao tự nhiên tương đôi lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đã được đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của thành phố Hà Nội.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hóa, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, quận Thanh Xuân hiện nay có 2 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê và đất bạc màu. Đất phù sa trong đê do có hệ thống đê nên không được các sông bồi đắp thường xuyên. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yểu trên đất phù sa cổ là loại đất chua nghèo dinh dường, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, nếu sản xuất nông nghiệp cho nãng suất cây trồng thấp. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất đai đã chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp.

3.1.1.6. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt

Nước mặt chủ yếu là nguồn nước của các sống, hồ: Gồm hai con sông chính là sông Tô Lịch và sông Lừ sết và các hồ, đầm: Đầm Hồng (phường Khưong Đình, Khương Trung), hồ Hà Đình và hồ Rẻ Quạt (phường Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (phường Phương Liệt), hồ điều hòa Nhân Chính (phường Nhân Chính)

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của thành phố Hà Nội nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó có cả quận Thanh Xuân.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội• •

3. ỉ.2. ỉ. Thực trạng phát triển kinh tế

Năm 2020, quận Thanh Xuân triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH trong bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid - 19; với khối lượng công việc lớn, nhiều việc mới, việc khó, một số nhiệm vụ mang tính đặc thù của năm và của cả nhiệm kỳ. Dưới sự lành đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng

nhân dân, UBND Thành phố; thực hiện Nghị quyết của Quận ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; quán triệt chủ đề công tác năm 2020 với phương châm chỉ đạo: “Quyết liệt, khẩn trương, chắc chắn và hiệu quả”, ƯBND quận đã chủ động, sát sao chỉ đạo, điều hành triển khai nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu vói quyết tâm cao; vừa quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh vừa tập trung phát triển KT-XH và chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025. Tình hình KT-XH, an ninh - quốc phòng trên địa bàn quận tiếp tục chuyển biển tích cực, đạt kết quả khá toàn diện.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển đô thị, cơ sờ hạ tầng, kinh tế xã hội.

Thực trạng phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng quận Thanh Xuân đã có bước phát triển mạnh mẽ, tiến bộ. Quận Thanh Xuân hiện đang là địa chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận. Trong những năm qua cơ sở hạ tầng KT-XH được đầu tư, nâng cấp, công tác đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy mạnh.

ủy ban nhân dân quận đang triển khai thực hiện các dự án: Cải tạo mở rộng theo quy hoạch các tuyến phố Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Lê Văn Thiêm...

3.1.2.3 . về giáo dục, y tế, văn hỏa, thê dục thê thao

- về giáo dục - đào tạo: Trên địa bàn quận tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mạng lưới cơ sở Giáo dục - Đào tạo được phân bố đều ở các phường trong toàn quận. Thanh Xuân là quận đạt chỉ tiêu cao so với toàn thành phố về tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị các Trường học được quan tâm, đầu tư, xây dựng mới theo hướng chuẩn hóa, trong đó chủ trọng xây dựng các trường chất lượng cao, tập trung các công trình trọng điểm.

- về y tế: Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất và trang thiết bị đà được nâng cấp, đội ngũ cán bộ phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được cùng cố kiện toàn; đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

- về văn hóa xã hội: Công tác vàn hóa tuyên truyền - thể dục thể thao tập trung tuyên truyền các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân ,thực hiện chủ đề năm

2020 “Phát huy sức mạnh của cả hệ thông chính trị phân đâu hoàn thành thăng lợi mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015-2020, tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp’; công tác phòng bênh Covid - 19. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai từ quận tới cơ sở. Mô hình khu dân cư văn hóa “5 không” được triển khai đồng bộ và nâng cao hơn một bước về chất.

- về thể dục thề thao: Các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới được triển khai tích cực và sôi động, đạt kết quả tốt. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được chính quyền các cấp tố chức sâu rộng, thiết thực, góp phần khơi dậy và phát triển nhiều nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

3.1.3.1. Thuận lợi

Thanh Xuân có vị trí thuận lợi, nằm ở trục phía Tây Nam thủ đô, là điểm giao nối giữa Thú đô với các tỉnh vùng Tây Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của của nước. Thanh Xuân có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, phát triển công nghệ, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của quận Thanh Xuân nên cần khai thác tốt lợi thế này.

Hệ thống giao thông đối ngoại đang dần hoàn thiện là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Trên địa bàn quận đã và đang phát triến công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối cơ bản; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.

Đặc biệt là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

3.1.3.2. Khỏ khăn, tồn tại

Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, kết quả chưa xứng với lợi thế so sánh của thành phố, cơ cấu kinh tế còn có bộ phận

chuyển dịch chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, vàn hóa văn nghệ còn hạn chế.

Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thể tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Tỷ lệ đô thị hóa đang từng bước phát triền, mật độ dân số khu vực nội thị cao nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng mới nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay những khu đô thị cũng như các điềm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triền này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạn tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tịch đất nông nghiệp. Đây là một trong những vẫn đề tạo ra sức ép cho thành phố đặc biệt là công tác GPMB

Việc bố trí giãn dân ở khu vực nông thôn cũng là một vấn đề đáng chú ý trong chiến lược sử dụng đất đai của thành phố. Bố trí một phần quỳ đất để đấu giá quyền sử dụng đất lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục đường giao thông. Vì vậy trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư

Một phần của tài liệu Quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)