Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 58 - 59)

A <

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

3.1.3.1. Thuận lợi

Thanh Xuân có vị trí thuận lợi, nằm ở trục phía Tây Nam thủ đô, là điểm giao nối giữa Thú đô với các tỉnh vùng Tây Bắc. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, lại nằm liền kề với thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn của của nước. Thanh Xuân có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, phát triển công nghệ, lao động kỹ thuật, thu hút đầu tư. Vị trí thuận lợi là một lợi thế quan trọng của quận Thanh Xuân nên cần khai thác tốt lợi thế này.

Hệ thống giao thông đối ngoại đang dần hoàn thiện là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Trên địa bàn quận đã và đang phát triến công nghiệp, các khu đô thị, thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, nguồn nhân lực khá dồi dào, được giáo dục và đào tạo tương đối cơ bản; người dân khá năng động, ham học hỏi, cần cù, nhạy bén trong chuyển đổi sản xuất và làm kinh tế.

Đặc biệt là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mạnh rất thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

3.1.3.2. Khỏ khăn, tồn tại

Nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, kết quả chưa xứng với lợi thế so sánh của thành phố, cơ cấu kinh tế còn có bộ phận

chuyển dịch chậm. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ môi trường, vàn hóa văn nghệ còn hạn chế.

Công nghệ sản xuất còn ít, chưa hình thành được nền kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thể tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều.

Tỷ lệ đô thị hóa đang từng bước phát triền, mật độ dân số khu vực nội thị cao nhưng hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng mới nâng cấp và hoàn thiện các khu đô thị trên địa bàn thành phố đang được xúc tiến mạnh mẽ, với tốc độ đô thị hóa như hiện nay những khu đô thị cũng như các điềm dân cư tập trung theo kiểu đô thị sẽ tiếp tục được mở rộng và nhanh chóng hình thành. Sự phát triền này cùng với việc xây dựng các cơ sở hạn tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị không tránh khỏi làm mất đi một phần diện tịch đất nông nghiệp. Đây là một trong những vẫn đề tạo ra sức ép cho thành phố đặc biệt là công tác GPMB

Việc bố trí giãn dân ở khu vực nông thôn cũng là một vấn đề đáng chú ý trong chiến lược sử dụng đất đai của thành phố. Bố trí một phần quỳ đất để đấu giá quyền sử dụng đất lấy kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi. Phần diện tích này được lấy chủ yếu vào các khu thuận tiện sản xuất và gần trục đường giao thông. Vì vậy trong quy hoạch cần thiết phải xây dựng các khu dân cư tập trung bằng việc xen ghép, phát triển mô hình cụm xã, làng bản đế tiết kiệm đất, hạn chế việc giao đất phân tán.

Thực trạng cơ sở hạ tầng của thành phố còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước cho sản xuất và

sinh hoạt các công trình phúc lợi xã hội. Nhu cầu đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn của thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)