A <
4.2.3. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào thống kê, quản lý, lưu trữ sử
dụng hiệu quả đất đai gắn vói bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (đất đai)
Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai như kỹ thuật công nghệ số trong thống kê, đo đạc lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ địa chính...Đồng thời chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn liền với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên đất. Vì vậy, để thực hiện công tác bảo vệ môi trường kết hợp với hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cần tăng cường công tác QLNN về bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đối với các khu, cơ sở sản xuất kinh doanh mới cần quy hoạch, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu thoát, xử lý nước thải, nước mưa, đường sá, cây xanh phù hợp với quy hoạch chung của Quận. Đối với các đơn vị đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không khắc phục được, nằm trong khu dân cư (khu, các cơ sở sản xuất kinh doanh,...) phải di dời đến địa điểm mới.
4.2.4. Giải pháp tăng cưòng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp
luật về đất đai
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục chính sách pháp luật về đất đai phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân có đất bị thu hồi. Mặt khác cần tăng cường sự lãnh đạo cùa các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, hệ thống chính trị từ cơ sở, tuyên truyền dưới nhiều hình thức đến toàn thể cán bộ đảng viên và người dân hiểu được chù trương đường lối, chính
sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết của việc thu hồi đất để thực hiện các công trình hạ tầng nhằm phát triển về KT-XH, an ninh quốc phòng.
Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật nhất là Luật đất đai, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn về chính sách bồi thường, hỗ trợ. Vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức đến đối tượng có đất bị thu hồi trước hết là cán bộ đảng viên, quần chúng gương mẫu nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc chấp hành chủ trương thu hồi đất của Nhà nước. Phổ biến sâu rộng pháp luật đất đai tới toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng với nội dung phổ biến cũng được biên tập lại đa dạng để dễ tuyên truyền và người dân dễ tiếp thu.
Đối với nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý dự án đầu tư - xây dựng quận và cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ các quy trình công khai, minh bạch nhằm khác phục, hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.
Thường xuyên phố biến sâu rộng pháp luật đất đai tới toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức đa dạng với nội dung phổ biến cũng được biên tập lại đa dạng để dễ tuyên truyền và người dân dễ tiếp thu.
4.2.5. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Trung tâmphát triến quỹ đất và Ban quản lý dự án đầu tư - xây dụng quận phát triến quỹ đất và Ban quản lý dự án đầu tư - xây dụng quận
Công tác GPMB của quận Thanh Xuân được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng. Do đó, UBND quận đã quan tâm đầu tư, đào tạo nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ. Mặt khác thường xuyên kiếm tra giám sát đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban quản lý dự án đầu tư - xây dựng quận từ đó có những chỉ đạo kịp thời khắc phục những tồn tại yếu kém, cùng cổ và hoàn thiện tổ chức bộ máy Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban quản lý dự án đầu tư - xây dựng quận tinh, gọn, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm cũng là một trong những giải pháp đảm bảo thành
công cho công tác giải phóng mặt băng.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dường kiến thức quản lý Nhà nước về đất đai và các chế độ chính sách liên quan đến bồi thường, hồ trợ, tái định cư cho đội ngũ cán bộ cấp phường. Thông qua đó, cán bộ cấp phường sè kịp thời giải đáp những vướng mắc của người có đất thu hồi nhằm hạn chế phát sinh các đơn thư khiếu nại, khiếu kiện tại địa phương lên cấp trên.
4.2.6. Giải pháp về tố chức thực hiện, thanh kiểm tra
Việc thanh tra, kiểm tra là công việc quan trọng để giảm số vụ khiếu kiện, tranh chấp liên quan đến đất đai. Để làm tốt công tác này cần
4- Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra hàng năm, thành lập các đoàn thanh tra đột xuất, thanh tra chuyên đề, các đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra những dấu hiệu vi phạm, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất, giảm số vụ, tính chất và mức độ vi phạm các quy định của pháp luật đất đai.
4- Tập trung giải quyết dứt điểm các đơn thư tồn đọng trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật. Giải quyết theo đúng thẩm quyền và thời hạn quy định. Tránh tình trạng kéo dài gây bức xúc cho người dân.
4- Hạn chế phát sinh các đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai là công việc Cần phải làm và để làm tốt thì khâu quản lý đất đai ở địa phương phải thật chặt chẽ và chính xác. Nắm bắt địa bàn thường xuyên để kịp thời phát hiện những vi phạm để kịp thời giải quyết một cách nhanh nhất.
4- Việc áp dụng máy móc vào đo đạc, phân định mốc giới cũng vô cùng quan trọng để chấm dứt tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, kiện tụng.
Đất đai luôn là là vấn đề nóng của xã hội do những giá trị to lớn cùa nó mang lại, nhất là đất đai ở thành phố. số vụ kiện tụng, tranh chấp đất đai luôn gia tăng cả về số vụ và độ phức tạp. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai là khâu quan trọng để giảm sổ vụ, tính chất các vụ và để ổn định xã hội trong tình hình CNH, HĐH đất nước.
KÉT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi thường, hỗ trợ khỉ Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” cho thấy công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ đó là: xác định đúng đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ; việc phê duyệt phương án bồi thường được thực hiện nhanh chóng và đúng quy định; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân bàn giao đất; thực hiện tốt công tác kiểm tra, phát hiện sai sót trong quá trình kiểm kê để kịp thời điều chỉnh; nhận được sự quan tâm ủng hộ của chính quyền và người dân khi triển khai các dự án.
Tuy nhiên vẫn còn 1 số hạn chế đó là: Việc xác định đối tượng, phạm vi bồi thường, hỗ trợ hạn chế; xây dựng kế hoạch bồi thường chất lượng chưa cao; Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi thường, hỗ trợ chưa tốt. Hệ thống văn bản quản lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp phường trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai. Thực tiễn việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ về đất trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí có trường hợp đã xác định sai đối tượng hoặc sai điều kiện được bồi thường, hỗ trợ. Giá đất ƯBND thành phố quy định tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn, ao liền kề với đất ở. Hoạt động phối hợp thực hiện chính sách cũng như phân công trách nhiệm trong thực hiện chính sách mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng hiện tượng chồng chéo, quan liêu vẫn còn xảy ra; kiềm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn bất cập. Một số dự án kéo dài qua nhiều năm, nhiều thời kỳ nên có nhiều sự thay đổi trong các Nghị định, Quy định về chính sách GPMB cùa Chính phù và Thành phố.
Từ kết quả và hạn chế trên, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp như sau: (i) Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, sử dụng đất đai; (iii) Đổi mới công tác huy
động, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ hô trợ, bôi thường khi nhà nước thực hiện thu hồi đất; (iii) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào thống kê, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (đất đai); (iv) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai; (v) Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban quản lý dự án đầu tư - xây dựng quận; (vi) Tăng cường sự giám sát của người dân trong việc tổ chức thực hiện nhằm hạn chế khiếu kiện, khiếu nại gây ảnh hưởng tiến đô triển khai thưc hiên các dư án đầu tư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chỉ tiết phương pháp định giá đất; xây dựng điều chỉnh bảng giá đất; định giả đất cụ thê và tư vấn xác định giá đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014. Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chì tiết về bồi thường, hẫ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Bùi Thế Cường, 2018. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ khỉ nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án khu đô thị Nam Thăng Long trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Luận Văn Thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
4. Chính phủ, 1996. Vg/ự định số 74/Ỉ996/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận cầu Giấy, và đôi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội.
5. Chính phủ, 2011. Quyết định 1081 /QĐ-TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tông thê phát triển kinh tế - xã hội thành phổ Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
6. Chính phủ, 2012. Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020.
7. Chính phủ, 2014. Nghị định 43/20Ỉ4/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội.
8. Chính phủ, 2014. Nghị định sổ 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
9. Chính phủ, 2014. Nghị định sổ 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, ho trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
10. Chính phủ, 2017. Nghị định 01/20Ỉ7/NĐ-CP ngày 06/01/2017 Sửa đổi, bô sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
11. Chính phủ, 2019. Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vì phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
12. Chính phủ, 2020. Nghị định 06/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chỉnh phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tải định cư khỉ Nhà nước thu hồi đất.
13. Đào Trung Chính và các cộng sự, 2013. Đánh giá thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thương, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật. Tạp chí Khoa hoc và Phát triển 2013.
14. Tạ Thị Hà, 2011. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khỉ Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trĩ thành phố Hà Nội. Luận Văn Thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
15. Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình Bồng 2007. Quản lỷ Đất đai và Thị trường Bất động sản. NXB Bản đồ.
16. Tôn Gia Huyên, 2009. 77m hồi, bồi thường, tô chức tái định cư đổi với nông nghiệp và nông dân, Hội Khoa học Đất Việt Nam. Hội thảo “Chính sách pháp
luật đất đai liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
17. Nguyễn Văn Lấm, 2013. Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai 2013. Tài liệu Hội thảo khoa học đánh giá
một số hạn chế trong việc thực hiện luật đất đai năm 2013 và đề xuất giải pháp khắc phục do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học đât Việt Nam tô chức ngày 16/11/2017 tại Hà Nội).
18. Trần Ngọc Minh, 2010. Đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thường, ho trợ và tủi định cư của dự án cầu Vinh Tuy, trên đại bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
19. Dương Hoài Nam, 2010. Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thải Nguyên. Luận Văn Thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
20. Nguyễn Ngọc Nghĩa, 2018. Đánh giá công tác bồi thường, ho trợ và tái định cư khỉ Nhà nước thu hồi đất thực hiện một sổ dự án xây trên địa bàn huyện
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
21. Ngô Đức Phúc, 2013. Đánh giá một số hạn chế trong việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và đề xuất một số giải pháp khắc phục. Tài liệu Hội thảo khoa học đánh giá một số hạn chế trong việc thực hiện luật đất đai nàm 2013 và đề xuất giải pháp khắc phục do Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học đất Việt Nam tổ chức ngày 16/11/2017 tại Hà Nội).
22. Lê Thanh Trà, 2016. Bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn tinh Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nằng
23. Nguyễn Duy Thạch, 2007. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồ ỉ đất (qua thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội. Luận vãn thạc sỹ Luật, Đại học Luật Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Tân, 2018. Đánh giả công tác bồi thường, hố trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn xã Đại Đồng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Luận Văn Thạc sĩ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003. Luật đất đai năm 2003.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật Đất đai năm 2013.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2020. Luật số 67/2020/QHỈ4 Luật sửa đôi, bô sung một sổ điều của Luật xử lý vi phạm hành chính.
28. UBND thành phố Hà Nội, 2017. Quyết định 10/2017/QĐ-ƯBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc
thảm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái