A <
3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế
3.2. ỉ. Một số hạn chế
- Công tác quản lý đất đai còn nhiều hạn chế, việc các chủ sử dụng đất nông nghiệp được giao sau đó tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở, mua bán chuyển nhượng không đúng quy định gây khó khăn cho việc xác định về nguồn gốc quá trình sử dụng nhà, đất ảnh hưởng tiến độ của dự án. Việc kê khai giá không trung thực mà chỉ khai bằng hoặc thấp hơn giá Nhà nước quy định.
- Công tác bồi thường, hỗ trợ còn chậm do nguồn kinh phí cho công tác này lớn lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp. Nguồn kinh phí này được theo khung giá đất quy định của nhà nước nên thường sẽ thấp hơn giá thị trường. Người dân bị thu hồi đất thường không chấp nhận ký nhận phương án đền bù theo đơn giá này. Điều này gây khó khăn trong việc thu hồi đất đế thực hiện dự
án.
- Công tác lưu trữ hồ sơ đất đai không đầy đủ và chính xác do các thời kỳ trước việc đo đạc diện tích làm thủ công nên dẫn đến sai số cao. Việc bảo quản, lưu
trữ hồ sơ giấy còn chưa theo quy chuẩn, dẫn đến việc tìm kiếm, trích lục của nhiều hộ dân gặp khó khăn.
- Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước, đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định. Một bộ phận người dân có tư tưởng chống đối không chịu họp tác với cán bộ GPMB đặc biệt là việc cung cấp các loại hồ sơ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ.
- Cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng còn thiếu, một số còn hạn chế về năng lực, tính chuyên nghiệp cũng như sự phối họp trong công tác.vẫn còn tình
trạng cửa quyền, sách nhiễu trong công tác bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi thu hồi đất.
- Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra luôn được Lãnh đạo thành phố quan tâm và chỉ đạo thường xuyên. Quận cũng đã tổ chức công tác này dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất,7 • • • 7 phối hợp kiểm tra. Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các
quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn chậm.
3.3.2.2. Nguyên nhản hạn chế
- Việc quản lý mua bán đất đai ở địa phương còn hạn chế do địa bàn rộng và không xác định được nguồn gốc đất do hồ sơ lưu trữ không còn. Người dân mua bán nhà đất thường kê khai giá thấp để giảm bớt tiền nộp thuế cho nhà nước, nhưng khi đền bù lại đòi giá cao (giá thị trường). Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác xác định giá đất cụ thể tính bồi thường, hỗ trợ tại các dự án sát với giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường
- Nguồn kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ đa số là kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước. Kinh phí này được cấp theo đơn giá được Nhà nước quy định. Tuy nhiên giá thị trường bao giờ cũng cao hon khung giá đất của Nhà nước. Do vậy cần đa dạng hóa các nguồn vốn để phân bổ cho các dự án nhằm đạt được sự đồng thuận của người dân và tiến hành thực hiện nhanh chống công tác thu hồi, giải phóng mặt bàng. Nguồn vốn này có thể đến từ kinh phí thu thường xuyên của địa phương hoặc có sự hỗ trợ tù’ phía doanh nghiệp lấy đất thực hiện dự án.
- Việc lưu trữ hồ sơ không đầy đủ, còn nhiều bất cập, sự phối hợp để khai thác hồ sơ quản lý ở địa phương chưa chặt chẽ nên gây khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất và thời điểm xây dựng công trình. Công tác cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa được thực hiện tốt, gây khó khăn cho việc xác định diện tích đất được bồi thường. Nguyên nhân là vì trước đây, công tác đo đạc cấp đất cho các chủ sử dụng chỉ được thực hiện thủ công bằng tay hoặc bằng thước nhưng hiện nay kỹ thuật hiện đại, dùng máy để đo nên dẫn đến có sai số; Việc nắm bắt nguồn gốc sử
dụng đât của các hộ dân chưa được rõ ràng, việc quản lý sử dụng đât còn đang bị hạn chế, nguyên nhân chính là hồ sơ quản lý đất đai từ nhiều năm trước không còn đầy đù.
- Công tác tuyên truyền, vận động về giải phóng mặt bằng còn chưa đạt hiệu quả cao gây khó khăn trong việc triền khai thực hiện công tác GPMB. Nguyên nhân là do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, nhiều hộ gia đình không phối hợp trong quá trình thực hiện bồi thường, hồ trợ, tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Người dân mong muốn có mức giá bồi thường, hỗ trợ cao hơn. Một bộ phận người dân do chưa nhận thức đầy đủ về chính sách bồi thường nên sau khi đã có Thông báo thu hồi đất và kiểm đếm công trình kiến trúc vẫn tiến hành xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây hoa màu trong ranh giới GPMB dẫn đến khó khăn trong công tác bồi thường; Chính sách hỗ trợ cho người dân để xác định, lựa chọn việc làm, lựa chọn hướng chuyển đổi nghề nghiệp, việc tổ chức đào tạo, cho học nghề đối với người dân bị thu hồi đất là rất khó do vậy việc hỗ trợ thường được quy ra tiền;
- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác bồi thường, hỗ trợ (chủ yếu là các ngành có liên quan như quản lý đất đai, xây dựng, luật...) các thành viên từ các ngành khác nhau nên thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có kinh nghiệm, chưa am hiểu sâu chính sách pháp luật đất đai nói chung và chính sách bồi thường GPMB nói riêng dẫn đến việc tuyên truyền, giải thích chính sách Pháp luật chưa đúng, chưa đù và còn nhiều hạn chế.
- Do quận Thanh Xuân có tương đối nhiều các dự án đang trong quá trinh thực thi mà lực lượng thanh tra còn mỏng, công việc thanh tra nhiều, ngoài thanh tra kiểm tra theo kế hoạch, còn có các cuộc thanh tra đột xuất. Do đó việc thanh tra, kiểm tra nhiều khi chưa kịp thời và xử lý kết quả thanh tra chưa dứt điểm.
CHƯƠNG 4.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ BỒI THƯỜNG, HỎ TRỌ KHI NHÀ NƯỚC THU HÒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHÓ HÀ NỘI
4.1. Định hướng quản lý bồi thường, hỗ trợ thu khi nhà nước hồi đất trên địa bàn quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
4.1.1. Định hướng phát triến kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân, thành phấ
Hà Nôi và dự báo nhu cầu thu hồi đất đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Trách nhiệm - Hiệu quả”, Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ VI có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội V, đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu,nhiệm vụ xây dựng và phát triền quận giai đoạn 2020 - 2025.
Trong đó, quận đặt mục tiêu khai thác tiềm năng, thế mạnh và tập trung nguồn lực tạo tiền đề vững chắc thực hiện tháng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH quận Thanh Xuân đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Nâng cao năng lực quản lý xã hội, quản lý đô thị. Phát triền văn hóa, giáo dục - đào tạo cả về quy mô và chất lượng; đảm bảo an sinh xã hội, môi trường đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp; nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
- về tàng trưởng, phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quận tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh đảm bảo thông thoáng, an toàn, thuận tiện cho các tố chức, cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn quận, duy trì chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp. Tập trung phát triển các dịch vụ chất lượng cao (trung tâm thương mại, siêu thiji, thương mại điện tử và ngân hàng) trên nền tảng công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến.
- về phát triển xã hội và dịch chuyển cơ cấu lao động
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tê vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Phân đâu và vượt kê hoạch thu ngân sách do thành phố giao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Quản lý chặt chẽ trật tự xây dựng đô thị, nâng cao hiệu quả kiếm tra, giám sát, không để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch, nhất là các khu đất công, đất nông nghiệp.
- về bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng các tuyến phố, khu dân cư, tổ dân phố sáng - xanh - sạch - đẹp. Đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng các chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; chủ động thực hiện các biện pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, nhất là với các hộ gia đinh cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn.
4.1.2. Dự báo nhu câu thu hôi đât trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phô Hà
Nội đến 2025, tầm nhìn 2030.
Ngày 5/4/2021 ƯBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 88/KH- ƯBND về tồ chức thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch
sử dụng đất năm 2022 cấp quận.
Kể hoạch nêu rõ, việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp quận phải thực hiện đúng trình tự và lấy ý kiến về quy hoạch.
Đối với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp quận phải hoàn thành và trình Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trước quý 111/2021 để làm cơ sở thông qua Hội đồng nhân dan cấp quận.
Đối với kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp quận, được hoàn thành và trình Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trước ngày 5/10/2021
Do đó đến thời điếm hiện nay thì Quận Thanh Xuân chưa có được kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 -2030
Tuy nhiên dựa trên Ke hoạch 129/KH-ƯBND của ƯBND thành phố Hà Nội
vừa ban hành ngày 25/5/2021 vê việc triên khai công tác lập điêu chỉnh tông theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Nguyên nhân điều chỉnh là trong 10 năm qua, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bồ sung, ban hành mới; ngoài ra có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô. Việc điều chỉnh nhằm triển khai đồng thời, bảo đảm lồng ghép thống nhất các nội dung với quy hoạch thành phố Hà Nội đang triển khai, tránh trường hợp thiếu sự đồng bộ thống nhất, phải điều chỉnh sau này.
Đe thực hiện Ke hoạch, thành phố sẽ tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhin đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Trong đó, tập trung rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch; đánh giá dân số hiện trạng, dân số theo quy hoạch được duyệt và khả năng phát triển; đánh giá các nội dung đà thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại từng khu vực và toàn thành phố; đánh giá các vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân khách quan và chú quan trong quá trình triển khai thực hiện; phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng phát triển Thủ đô sắp tới; kiến nghị và đề xuất.
4.2.1.1. Dự báo thư hồi đất nông nghiệp
Dựa trên Quyết định số 1193/QĐ-ƯBND ngày 12/3/2021 về việc Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của quận Thanh Xuân cho thấy:
Diện tích đất nông nghiệp của Quận Thanh Xuân còn khá ít, chỉ còn 6,72 ha tương đương 0,73% diện tích đất tự nhiên của Quận. Phần diện tích đất nông nghiệp chỉ còn ở 2 phường là phường Hạ Đình 0,47 ha chiếm 7% diện tích đất nông nghiệp
của quận, phường Khương Đình là 6,25 ha chiêm 93% diện tích đât nông nghiệp của quận. Đây là loại đất trồng cây hàng năm chứ không phải đất trồng lúa. Phần đất này chủ yếu là đất xen kẹt, tập trung chủ yếu ở phường Khương Đình.
Năm 2020 diện tích đất nông nghiệp có 10,09 ha, chiếm 1,1% diện tích đất tự nhiên. Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triền của các ngành, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, có 3,37 ha đất nông nghiệp, chủ yếu là đất bằng trồng cây hàng năm được chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp, cụ thể:
+ Đất phát triển hạ tầng: 0,67 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất giao thông thuộc phường Hạ Đình nhằm thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng KT xung quanh Hồ Rẻ Quạt
+ Đất thương mại, dịch vụ: 0,4 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất giao thông thuộc phường Hạ Đình nhằm thực hiện dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ Hạ Đình.
4- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 2,3 ha. Diện tích đất này thuộc địa bàn phường Khương Đình để thực hiện dự án Nhà tang lễ quận.
Như vậy, đến năm 2021 quỹ đất nông nghiệp của quận Thanh Xuân còn
6,72 ha, giảm 3,37 ha so với hiện trạng. Trong những năm tiếp theo thì dự báo nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để phát triển kinh tế đô thị của quận, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu CNH-HĐH đất nước.
4.2.1.2. Dự báo nhu cầu thu hồi đất phỉ nông nghiệp
Với diện tích đất phi nông nghiệp của quận Thanh Xuân là 904,60 ha chiếm tương đương 98,6% diện tích đất tự nhiên của quận.
Năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp có 899,48 ha, chiếm 98,05% diện tích đất tự nhiên. Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2021 đất phi nông nghiệp tăng
5,12 ha do được chuyển sang từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, trong đó: + Đất Quốc phòng, an ninh:
Trong năm kể hoạch sử dụng đất năm 2021, diện tích đất Quốc phòng, an ninh giảm 5.62ha, do chuyến sang đất ở đô thị tại dự án Dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình quân sự của Quân chủng phòng không không quân theo
hình thức hợp đông bôi thường. Như vậy đên năm 2021 diện tích đât quôc phòng là 72,69 ha.
_ r .
+ Đât Thương mại, dịch vụ:
Trong năm kê hoạch sử dụng đât năm 2021, diện tích đât Thương mại, dịch vụ tăng 1,06 ha, do chuyển một phần diện tích đất từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,45 ha; đất bằng trồng cây hàng năm khác 0,4 ha; đất ờ đô thị 0,32 ha;