A <
1.2.4. Nội dung quản lý bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất
1.2.4.1 Xây dựng kế hoạch bồi thường, ho trợ khi nhà nước thu hồi đất
Đây là cơ sờ, là công cụ quan trọng để triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất một cách có hiệu quả. Kể hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất cần bao gồm mục tiêu mong đợi được thể hiện thông qua các chỉ tiêu, báo cáo cụ thề, các hoạt động cần triển khai để theo đuổi các mục tiêu (hay nội dung thực thi chính sách), các nguồn lực cần huy động, nhiệm vụ và cách thức tổ chức thực hiện của chủ thể thực hiện theo thời gian. Có thể nói, các nội dung nhiệm vụ trong kế hoạch cung cấp các cơ sở cho việc thực hiện chính sách, việc kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất. Một kế hoạch thực hiện tốt thì phải có tính hợp lý và khả thi. Hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cùa kế hoạch thực hiện, kế hoạch thực thi bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất có thể gồm kế hoạch thực thi tổng thể chung với kế hoạch thực thi của các cơ quan hay tố chức ở các ban, ngành hay các cấp địa phương khác nhau có liên quan triển khai thực hiện gồm: Ke hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch cung cấp các yếu tố
đầu vào bao gồm cả tài chính, nhân lực và vật lực; kế hoạch thời gian triền khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, thực thi đưa chính sách vào cuộc sống.
Xây dựng kế hoạch thu hồi đất: Căn cứ luật đất đai, căn cứ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Từ đó xây dựng kế hoạch diện tích đất càn thu hồi của từng năm, loại đất, số tổ chức hay hộ gia đinh bị thu hồi. Từ đó là căn cứ để xây dựng khung giá đất đề bù.
Xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ: Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 đã quy định rõ hơn về bồi thường.
y r r y y
Khi Nhà nước thu hôi đât, Người sử dụng đât có đủ điêu kiện được bôi thường thì được bồi thường.
Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi.
Việc bồi thường phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Xác định hình thức bồi thường, hồ trợ: Việc xác định hình thức bồi thường, hỗ trợ căn cứ theo Luật đất đai 2013, đó là:
- Bôi thường chi phí đâu tư vào đât còn lại khi Nhà nước thu hôi đât: Các trường hợp mà không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất bao gồm: Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất; Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn; Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; Đất nhận khoán đề sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
- Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở: Theo quy định tại Điều 79 Luật đất đai năm 2013 thì những trường hợp sử dụng đất ở bị thu hồi sẽ được bồi thường về đất như sau: Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở mà có đủ điều kiện được bồi thường thì: Khi bị thu hồi đất ở mà không còn đất ở hay nhà ở nào khác thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở (trừ trường hợp không có nhu cầu bồi thường hoặc có yêu cầu bồi thường bằng tiền). Khi bị thu hồi đất ở mà vẫn ở đất ở hoặc nhà ở khác thì sẽ được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất thì xem xét bồi thường bằng đất ở.
- Bồi thường về đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại khi bị Nhà nước thu hồi đất: Tùy vào từng chủ thể sử dụng đất là ai và loại đất bị thu hồi, thời hạn sử dụng đất hay hạn mức sừ dụng đất mà Nhà nước có những chính sách bồi thường khác nhau. Xét theo từng trường hợp cụ thể thỉ Nhà nước sẽ xem xét để áp dụng các quy định của pháp luật về phương thức bồi thường sao cho phù hợp.
1.2.4.2. Tô chức, thực hiện kế hoạch bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
(1) Cụ thê hóa các quỵ định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ của Chỉnh phủ, của địa phương. Đây là nhóm chính sách căn bản, chính sách “gốc” của công
tác giải phóng mặt bằng. Bao gồm: Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai; Nghị định của Chính phủ về việc bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Các thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch giữa hai Bộ... về hướng dẫn chi tiết trình tự bồi thường, hỗ trợ; phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Các chính sách chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (được thế hiện ở các văn bản pháp quy nói trên) bao gồm:
Chính sách bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định
của Luật đất đai thì được bồi thường. Nhà nước phải bảo đảm dân chủ, công bằng, khách quan, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật khi thực hiện bồi thường.
Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Nhà nước xem xét hồ trợ người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định. Việc hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường họp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đinh, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; Thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển
chỗ ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hồ trợ khác.
Chính sách bôi thường thiệt hại vê tài sản, ngừng sản xuât, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất: Nhà nước sẽ thực hiện bồi thường khi thu hồi đất mà chù sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản; Nhà nước bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất mà tố chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp phải ngừng
sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại; Các quy định chung về bồi thường thiệt hại về nhà, công trinh xây dựng, cây trồng, vật nuôi trên đất, chi phí di chuyển; Bồi thường thiệt hại đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ an toàn khi Nhà nước thu hồi đất và các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất; Việc tri trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Luật Đất đai 2013 ra đời, cùng với các văn bản dưới Luật đà hướng dẫn về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng ngày càng cụ thể, chi tiết hơn, đảm bảo lợi ích của người bị thu hồi đất. Việc thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, cao nhất là Luật Đất đai 2013. Nó đã quy định trình tự thủ tục về thu hồi đất, thẩm quyền thu hồi đất; nguyên tắc, điều kiện và các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Những điều trong Luật chưa quy định cụ thể, chi tiết sẽ giao cho Chính phủ làm rõ thông qua các nghị định.
Chính phú ban hành Nghị định 06/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hồ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định này đã cụ thể hóa chính sách bồi thường, hỗ trợ trên cơ sở Luật Đất đai 2013. Quy định cụ thể và rõ ràng về đối tượng được hỗ trợ chuyển đổi nghề tạo việc làm, hỗ trợ ổn định đời
sống và ổn định sản xuất.
Căn cứ theo những quy định trong Luật, Nghị định, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã ban hành Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất giúp cho việc triển khai thực hiện chính sách của Nhà nước về bồi thường, hồ trợ giải phóng mặt bằng được thuận lợi.
Trên cơ sở những quy định trong Luật, Nghị định, Thông tư, những nội dung chưa rõ sẽ được ƯBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương đề quy định
cho phù họp.
(2) Thực hiện hồi thường, ho trợ người dân bị thu hồi đất:
4- Lên phương án bồi thường, hỗ trợ (Trình tự bồi thường): Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ được quy định như sau: ƯBND cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 66 của Luật Đất đai 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ trong cùng một ngày. Tố chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với ƯBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại trụ sở UBND cấp xà và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hồ trợ đến từng người có đất thu hồi. Trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hồ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tố chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án đã được phê duyệt; trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tố chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì ƯBND cấp xã, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất,
sẽ bị cường chế theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai 2013.
+ Tổ chức chi trả tiền bồi thường: Theo Điều 93 của Luật đất đai 2013 thì chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được quy định cụ thể như
sau: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất cùa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hồ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
+ Hỗ trợ di dời và hỗ trợ ổn định cuộc sống khi người dân khi Nhà nước thu hồi đất: Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. Khi Nhà nước thu hồi đất, người sử dụng đất ngoài việc được bồi thường thì còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ, gồm: Hồ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; Thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chồ ở; Hồ trợ khác.
1.2.4.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lỷ vi phạm hoạt động quản lỷ bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
- Thanh tra, kiêm tra hoạt động bồi thường, hỗ trợ khỉ Nhà nước thu hồi đất:
Đe thực hiện tốt chính sách bồi thường, hồ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung thực hiện đó là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ. Kiếm tra việc chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành của Trung ương đối với việc thực hiện các kết luận, chương trình, kế hoạch về bồi thường, hỗ trợ và sự phối họp của các ban, ngành tại địa phương khi thực hiện nhằm kịp thời phát hiện và nếu cần thì xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo các chủ trương, chính sách về bồi thường, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước được thực hiện đúng tiến độ, đúng mục tiêu và đạt được hiệu quả cao. Do khác biệt về nhận thức, thái độ, động cơ và năng lực thực thi nên không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách là cần thiết giúp thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm và nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời vừa phòng, chống các hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách.
- Xử lý vi phạm hành chính về hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Đây là hoạt động nhằm đảm bảo an toàn, hoạt động ỌLNN đúng mục
đích, đúng nội dung là biện pháp đảm bảo công tác QLNN đạt hiệu quả cao; là công cụ để bảo vệ và tãng cường hiệu lực QLNN; giữ vững trật tự kỷ luật kỷ luật Nhà nước. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hồ trợ là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực Nhà nước nhằm áp dụng các chế tài hành chính, do các chủ thể được Nhà nước giao quyền, thực hiện đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. So với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của Luật số 67/2020/QH14 sửa đối, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có nhiều điểm mới như: tăng thẩm quyền sử phạt cho cấp cơ sở để đảm bảo hiệu quả của công tác xử phạt hành chính; sửa đổi, bổ sung một số cơ quan, chức danh khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho phù hợp với các quy định của pháp luật và Nghị định 91/2019/NĐ- CP ngày 19/11/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Luật Khiếu nại quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại và phối hợp giải quyết khiếu nại: Cơ quan, tố chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình có trách nhiệm tiếp nhận,