XUẤT QUY TRÌNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 VỀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Xây dựng các chủ đề tích hợp về giáo dục về bảo vệ môi trường trong dạy học khoa học tự nhiên 6 (Trang 33 - 42)

Trên cơ sở nghiên cứu các bước trong chương trình đổi mới giáo dục 2018, tôi thiết kế quy trình dạy học môn KHTN 6 về giáo dục bảo vệ môi trường gồm các bước sau đây:

Hình 3.1. Sơ đồ thể hiện quy trình thiết kế kế hoạch dạy học bảo vệ môi trường trong môn KHTN

Bước 1: Phân tích nội dung chương trình môn KHTN, xác định địa chỉ tích hợp GDBVMT

- Phân tích nội dung kiến thức chương trình môn KHTN lớp 6 nhằm xác định địa chỉ tích hợp GDMT. Đồng thời, việc phân tích chương trình giúp GV xác định các nội dung kiến thức của các lĩnh vực Hóa học, Vật lí, Sinh học, … có liên quan đến vấn đề mà GV định hướng sẽ tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

- Xác định được các yêu cầu cần đạt về GDMT.

Cụ thể: Phân tích chương trình môn KHTN 6

Bảng 3.1. Phân tích chương trình môn KHTN 6 (140 tiết), gồm 11 chủ đề

Chủ đề Bài

Chủ đề 1: Các phép đo

Bài 4: Đo chiều dài. Bài 5: Đo khối lượng. Bài 6: Đo thời gian.

Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ. Bài 8: Ôn tập chủ đề 1.

Chủ đề 2: Các thể của chất

Bài 9: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Bài 10: Ôn tập chủ đề 2.

Chủ đề 3:

Oxygen và

không khí

Bài 11: oxygen.

Bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí. Bài 13: Ôn tập chủ đề 3. Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng, tính chất và ứng dụng của chúng

Bài 14: Một số vật liệu thông dụng.

Bài 15: Nhiên liệu và an ninh năng lượng. Bài 16: Một số nguyên liệu.

Bài 17: Một số lương thực – thực phẩm. Bài 18: ôn tập chủ đề 4. Chủ đề 5: Chất tinh khiết – hỗn hợp – phương pháp tách các chất

Bài 19: Chất tinh khiết – hỗn hợp.

Bài 20: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp. Bài 21: Ôn tập chủ đề 5.

Chủ đề 6: Tế bào – đơn vị cơ sở sự sống

Bài 22: Tế bào.

Bài 23: Thực hành quan sát tế bào sinh vật. Bài 24: Ôn tập chủ đề 6.

Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể

Bài 25: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.

Bài 26: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào. Bài 27: Thực hành quan sát sinh vật.

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

Bài 29: Phân loại thế giới sống.

Bài 30: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân. Bài 31: Virus.

Bài 32: Vi khuẩn.

Bài 33: Thực hành quan sát vi khuẩn. Bài 34: Nguyên sinh vật.

Bài 35: Nấm. Bài 36: Thực vật.

Bài 37: Thực hành phân loại thực vật. Bài 38: Động vật.

Bài 39: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên. Bài 40: Đa dạng sinh học.

Bài 41: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. Bài 42: Ôn tập chủ đề 8.

Chủ đề 9:

Lực

Bìa 43: Lực và biểu diễn lực Bài 44: Tác dụng của lực.

Bài 45: Lực hấp dẫn và trọng lượng.

Bài 46: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Bài 47: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực. Bài 48: Lực ma sát.

Bài 49: Ôn tập chủ đề 9.

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

Bài 50: Năng lượng.

Bài 51: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng. Bài 52: Ôn tập chủ đề 10.

Chủ đề 11: Trái đất và bầu trời

Bài 53: Chuyển động nhìn thấy Mặt Trời. Bài 54: Chuyển động nhìn thấy Mặt Trăng. Bài 55: Hệ Mặt Trời và Ngân Hà.

Bài 56: Ôn tập chủ đề 11.

Từ những nội dung cũng như là mạch kiến thức về môn KHTN lớp 6, tôi đánh giá chủ đề 3: Oxygen và không khí cùng với chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống có mạch nội dung và kiến thức liên quan đến bảo vệ môi trường rất thích hợp để giáo dục học sinh về việc cần phải bảo vệ môi trường.

Nên tôi chọn thiết kế các chủ đề tích hợp về bào vệ môi trường về chủ đề 3 và chủ đề 8 của môn KHTN lớp 6.

Ví dụ minh họa:Nội dung kiến thức: Không khí và bảo vệ môi trường không khí.

Bước 2. Xác định mục tiêu của việc giáo dục bảo vệ môi trường

- Nhằm xác định được mục tiêu kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường và các phẩm chất cần hướng tới sau khi học môn KHTN. Xác định mục đích, mục tiêu học tập và hoạt động chính của HS là gì?

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: Năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

- Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

Cụ thể: Mục tiêu của việc GDMT qua hai chủ đề 3 và chủ đề 8 ở trên.

Bảng 3.2. Mục tiêu của việc GDMT

Chủ đề Bài Năng lực chung Năng lực chuyên

môn

Chủ đề 3: oxygen và không khí Bài 11: oxygen. Bài 12: Khôngkhí và bảo vệ môi trường không khí Bài 13: Ôn tập chủ đề 3 -Hình thành cho HS các năng lực sau: + Năng lực tự chủ, tự học : Tìm kiếm các tài liệu thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ô nhiễm trường không khí, các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khi hoạt động nhóm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí.

-Những năng lực

chuyên môn.

+ Tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Tìm hiểu được các mối quan hệ giữa thực vật và môi trường không khí. -Trách nhiệm: HS cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí. Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống. Bài 36: Thực vật Bài 40: Đa dạng sinh học - Hình thành cho HS các năng lực sau: + Năng lực tự chủ, tự học : Tìm kiếm các tài liệu thông tin liên quan đa dạng sinh học, tìm hiểu tự nhiên.

- Những năng lực chuyên môn.

+ Tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Tìm hiểu được các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

- Trách nhiệm: HS cần có trách nhiệm bảo vệ sự đa dạng của các sinh vật. - Yêu nước.

Bài 41: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khi hoạt động nhóm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các mối liên hệ thực tiễn trong dạy đa dạng sinh học.

● Ví dụ minh họa: Hình thành cho HS các năng lực sau:

+ Năng lực tự chủ, tự học : Tìm kiếm các tài liệu thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ô nhiễm trường không khí, các biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khi hoạt động nhóm.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí.

- Kỹ năng: Rèn luyện quan sát, làm việc nhóm.

- Phẩm chất: Trách nhiệm: HS cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường không khí.

Bước 3: Xác định yêu cầu cần đạt về giáo dục môi trường thông qua việc tích hợp dạy học môn KHTN

- GV căn cứ vào năng lực tìm hiểu tự nhiên cần đạt được của HS trong môn KHTN để xác định các năng lực cụ thề mà HS sẽ đạt được đối với GDMT mà GV thiết kế. Các năng lực cụ thể của năng lực tìm hiểu tự nhiên:

+ Nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên. + Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên. + Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Đối với mức độ thể hiện các nguyên lí khoa học tự nhiên của mỗi chủ đề trải nghiệm được thiết kế. GV đưa ra mục tiêu cụ thể cần đạt được của các nguyên lí: tính cấu trúc, sự da dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi.

Bảng 3.3. Các mức độ năng lực trong môn KHTN lớp 6 về bảo vệ môi trường

NL thành phần Biểu hiện cụ thể

1. Nhận thức khoa học tự nhiên.

Biểu hiện:

- Nhận biết được các tác động gây ô nhiễm môi trường. - Kể tên các hoạt động thường ngày gây ô nhiễm môi trường. - Trình bày thực vật, động vật, con người có vai trò đến việc bảo vệ môi trường.

- Phân tích đặc điểm ô nhiễm môi trường do con người làm ra và ô nhiễm môi trường tự nhiên.

- So sánh ô nhiễm môi trường do con người làm ra và ô nhiễm môi trường tự nhiên, cái nào mang lại hậu quả nhiều hơn.

- Giải thích mối quan hệ giữa thực vật- động vật làm cho hệ sinh thái phát triển bền vững.

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên.

Thực hiện được các kĩ năng tìm hiểu thế giới tự nhiên. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến việc gây ô nhiễm môi trường.

+ Phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nguyên nhân nào là nguy hiểm nhất.

3. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

Vận dụng kiến thức kỹ năng về khoa học tự nhiên vào thực tế để: - Giải thích các yếu tố làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm. - Nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ môi trường, có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

– Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ví dụ minh họa: Các năng lục khoa học tự nhiên cần đạt ở môn KHTN

Bảng 3.4. Các mức độ năng lựccủabài 12: không khí và bảo vệ môi trường không khí.

Nl thành phần Biểu hiện cụ thể

1. Nhận thức khoa học tự nhiên.

- Trình bày được thành phần của không khí, trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên, trình bày được sự ô nhiễm không khí: Các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được các thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên.

- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ Đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề về bảo vệ môi trường. - Đưa ra phán đoán và xây dựng giải thuyết.

+ Phân tích vấn đề để nêu được các phán đoán là những hành vi nào. gây ô nhiễm môi trường không khí.

3. Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.

Vận dụng kiến thức kỹ năng về khoa học tự nhiên vào thực tế để: - Giải thích được vấn đề về ô nhiễm môi trường trong thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

- Nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.

Bước 4: Thiết kế kế hoạch bài dạy

- Xác định phương pháp và kỹ thuật dạy học chủ đạo để tổ chức hoạt động; dạy học giải quyết vấn đề, dạy học khám phá, dạy học dự án, dạy học hợp tác, ... mảnh ghép, khăn trải bàn, phòng tranh, ô bi, sơ đồ tư duy, ...

- Xác định điều kiện tổ chức hoạt động: không gian (lớp học, ở nhà, phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất, ...); thời gian tổ chức hoạt động, kinh phí, …

- Xác định các bước thực hiện hoạt động: nêu rõ các thao tác tiến hành hoạt động.

Ví dụ cụ thể: Kế hoạch bài dạy bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Một phần của tài liệu Xây dựng các chủ đề tích hợp về giáo dục về bảo vệ môi trường trong dạy học khoa học tự nhiên 6 (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)