THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC BẢOVỆ MÔI TRƯỜNGỞ MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Xây dựng các chủ đề tích hợp về giáo dục về bảo vệ môi trường trong dạy học khoa học tự nhiên 6 (Trang 29 - 31)

THCS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của ô nhiễm môi trường, chính quyền thành phố cũng đã đề ra rất nhiều biện pháp để BVMT,trong đó, biện pháp giáo dục luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.

Kết quả khảo sát GV ở trường THCS Trần Hưng Đạo và THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Tây Sơn, THCS Nguyễn Huệ tại thành phố Đà Nẵng,được trình bày qua hình 3.1 sau đây.

Hình 1.5. Biểu đồ thể hiện mức độ tìm hiểu về DHTH môn KHTN 6 tại các trường THCS Đà nẵng

Trong tổng số 30 GV được khảo sát thì có 25 GV hoàn phiếu và có kết quả như hình 1.1 thì mức độ các GV đã tìm hiểu về DHTH môn KHTN theo chương trình sắp được đổi mới chiếm 83%, mức độ đã được tập huấn DHTH môn KHTN chiếm 73%, xây dựng kế hoạch bài giảng tích hợp môn KHTN được 33%, còn DHTH môn KHTN về nội dung bảo vệ môi trường chiếm 0%, có 17% là các GV không phản hồi.

Trong phiếu khảo sát, chúng tôi đã đưa vào 3 chủ đề có thể liên quan đến việc GDBVMT, sau đó thu được kết quả như sau: Chủ đề 3: Oxygen và không khí có 2 bài là bài 11: Oxygen, chiếm 60%, bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí, chiếm 83% chọn làm nội dung phù hợp để giảng dạy về BVMT, chủ đề 4: Từ tế bào đến cơ thể có 3 bài, bài 25:Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào, chiếm 13%, bài 26: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào, chiếm 57%, bài 27: Thực hành quan sát vi sinh vật, chiếm 33%.Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống có 13 bài trong đó có bài 29: Phân loại thế giới sống, chiếm 17%, bài 30: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân, chiếm 10%, bài 31: Virus, chiếm 13%, bài 32: Vi khuẩn, chiếm 17%, bài 33: Thực hành quan sát vi khuẩn, chiếm 10%, bài 34: Nguyên sinh vật, chiếm 20%, bài 35: Nấm, chiếm 17%, bài 36: Thực vật, chiếm 30%, bài 37: Thực hành phân loại thực vật, chiếm 13%, bài 38: Động vật, chiếm 33%, bài 39: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên, chiếm 40%, bài 40: Đa dạng sinh học, chiếm 83%, bài 4: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, chiếm 70%.

Kết quả khảo sát cho thấy các trường chỉ mới bắt đầu tìm hiểu tích hợp GDMT, mức độ tiếp cận còn rất hạn chế và chưa triển khai dạy học môn KHTN.

Kết quả khảo sát từ các GVcó chuyên môn về lĩnh vực KHTN ở trên đã được sử dụng để xác định các nội dung tích hợp và xây dựng kế hoạch bài dạy các chủ đề tích hợp về bảo vệ môi trường trong môn Khoa học tự nhiên 6 cho phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Xây dựng các chủ đề tích hợp về giáo dục về bảo vệ môi trường trong dạy học khoa học tự nhiên 6 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)