4. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Xác định dòng đa bội thông qua đặc điểm hình thái lá
Phôi và cây con sâm Ngọc Linh được xử lý bằng colchicine ở các nghiệm thức khác nhau để tạo dòng đa bội. Các dòng sâm Ngọc Linh đa bội sau 24 tuần nuôi tạo thành cây con hoàn chỉnh. Mẫu lá dùng để quan sát các đặc điểm hình thái được thu nhận từ cây con các dòng được tạo đa bội (bảng 2.1.). Thí nghiệm này so sánh sự khác biệt về đặc điểm hình thái lá của mẫu lưỡng bội và mẫu được tạo đa bội qua các chỉ tiêu hình dáng, màu sắc và chỉ số lá (tỷ lệ chiều dài/chiều rộng).
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái lá cây sâm Ngọc Linh đa bội in vitro
Mẫu Chỉ số lá Đặc điểm hình thái lá
DC 3,01 Mép khía răng cưa, đầu lá nhọn, phiến lá màu xanh lục A72 2,18 Mép lá hình răng cưa không đều, viền mép màu xanh lục A48 2,41 Mép lá hình răng cưa không đều, viền mép màu xanh lục A24 2,26 Mép khía răng cưa không đều, viền lá màu xanh lục A12 2,06 Mép khía răng cưa không đều, viền lá màu xanh lục A05 2,28 Mép lá hình răng cưa không đều, viền mép màu tím A075 2,59 Mép lá hình răng cưa không đều, viền mép màu xanh lục
Trong thí nghiệm này, có sự ghi nhận về sự thay đổi về hình dạng và các dữ liệu đo lường hình thái lá của cây đối chứng so với các cây tạo đa bội. So với mép khía hình răng cưa đều, mép và phiến có màu xanh lục của cây đối chứng; mép lá của các mẫu A72, A48, A24, A12, A05, A075 và A1 so le không đều nhau. Sự biến đổi về màu sắc ở viền mép lá cũng được ghi nhận, ở các mẫu A05 và A1 viền mép có màu tím trong khi mẫu đối chứng có viền màu xanh lục (Bảng 3.1.; Hình 3.1.). Chỉ số lá (tỷ lệ chiều dài/chiều rộng phiến lá) của nhóm được tạo đa bội thấp hơn đáng kể so với mẫu đối chứng. Các mẫu tạo đa bội có chỉ số lá dao động từ 1,99 đến 2,59 trong khi chỉ số lá mẫu đối chứng là 3,01 (Bảng 3.1.). Do đó, các kết quả của thí nghiệm hiện tại chỉ ra rằng đa bội hóa, không phải là lai ghép, có thể là lý do chính dẫn đến những thay đổi trong hình dạng lá và chỉ số lá.
Tuy nhiên, do hình thái lá là một tính trạng có tính biến dị lớn, thay đổi theo từng cá thể trong một quần thể, trong khi nguồn giống tạo cây đa bội lại đa dạng, nên chỉ số này cũng không ổn định. Nên vì thế chỉ số lá và hình thái lá không phải là chỉ tiêu phù hợp nhất để xác định đa bội thể. Sử dụng kích thước lá để xác định thể thể đa bội đã được áp dụng thành công ở P. australis (Paucã-Comãnescu và cs., 1999), Damnacanthus (Naiki và Nagamasu, 2004), và B. macrostachya(Chen và cộng sự, 2009). Nhưng chỉ tiêu này cũng không thành công trong việc xác định thể đa bội ở cây Anthurium andreanum Linden ex André (Winarto và cs., 2010) và cây Spathiphyllum wallisii(Vanstechelman và cs., 2009). Winarto cho rằng đây là phương pháp gián tiếp tệ nhất để xác định mức độ đa bội thể ở
cây Anthurium andreanum. Mặc dù hình dạng lá khác nhau về mặt thị giác giữa cây đơn
bội, lưỡng bội và tam bội, nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của lá.