CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá mức bội thể của các dòng sâm Ngọc Linh
3.2.1. Xác định thời gian phân bào tối ưu
Việc xác định được khoảng thời gian phân bào tối ưu của lồi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện tiêu bản kính hiển vi quan sát số lượng và hình thái nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể được quan sát tốt nhất khi đang ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào nguyên nhiễm, khi đó NST đang ở dạng kép và đóng xoắn cực đại. Ở thực vật, mỗi lồi có thời điểm phân bào khác nhau và tùy thuộc vào từng loại mơ phân sinh, vì vậy cần xác định rõ thời điểm phân bào của từng lồi để có thể thực hiện được tiêu bản NST cho kết quả tốt nhất (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008; Trần Tú Ngà, 1982; Fukui và cs., 1991).
Thí nghiệm xác định thời gian phân bào tối ưu của sâm Ngọc Linh được khảo sát trong khoảng thời gian từ 7h30 đến 9h00 trên mẫu mô phân sinh ngọn rễ. Rễ được thu nhận trong vòng 15 phút, 10-20 rễ sẽ được lấy cho mỗi lần thu nhận. Mẫu rễ được cố định bằng
Linh có thời điểm phân bào tối ưu nằm trong khoảng 8h30 đến 8h45 buổi sáng (hình 3.3.; hình 3.4.). Đây là thời điểm cho mật độ tế bào đang phân chia nhiều, có nhiều kỳ khác nhau của quá trình nguyên phân. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác trước đây, khi số lượng tế bào ở kỳ giữa lớn nhất ở thực vật đạt được trong khung thời gian từ 8-9h, 8-10h sáng tùy thuộc vào loài và mùa vụ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008; Trần Tú Ngà, 1982).
Hình 3.3. Tế bào sâm Ngọc Linh ở các thời kỳ phân bào nguyên nhiễm.
A-Kỳ trung gian; B-Kỳ đầu; C-Kỳ giữa; D-Kỳ sau; E-Kỳ cuối. (100x)
Hình 3.4. Tỉ lệ tế bào ở kỳ giữa quá trình nguyên phân theo các mốc thời gian khác nhau