CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá mức bội thể của các dòng sâm Ngọc Linh
3.2.4. Mức đa bội thể của các dòng sâm Ngọc Linh đa bội in vitro
Mức bội thể của các dòng đa bội trong nghiên cứu này được xác định thông qua việc đếm số lượng NST trong tế bào và so sánh với số lượng NST của sâm Ngọc Linh ở bộ lưỡng bội.
Hình 3.7. Số lượng NST ở các mẫu sâm Ngọc Linh đa bội.
Bảng 3.4. Số lượng NST của các dòng sâm đa bội.
Số lượng NST Mức đa bội thể
DC 22,05± 1,76 2n A72 34,62+1,7 3x A48 33,2+2,31 3x A12 21,35 ± 2,13 2x A24 22,55 ± 1,02 2x A05 34,7±1,61 3x A75 33,46±2,4 3x A1 22,05±1,76 -
Số lượng NST cơ bản của chi Panax trong họ Cuồng Cuồng là x=12, kết hợp số lượng NST của sâm là 2n=24 cho thấy các mẫu A72, A48, A05, A075 trong nghiên cứu này là thể tam bội (2n=3x=36). Mẫu A12 và A24 không sự sai khác nhiều về lượng NST so với mẫu với mẫu đối chứng (2n=2x=24), kết hợp với kết quả đếm số lượng lục lạp trong tế bào khí khổng cho thấy hai mẫu này được tạo đa bội không thành công, tế bào vẫn ở dạng lưỡng bội. Riêng mẫu A1, kết quả đến số lượng lục lạp cho thấy đây là thể đa bội, nhưng kết quả đếm NST là 2n=2x=24. Khi xử lý colchicine tạo thể đa bội, có thể xuất hiện trường hợp A1 là thể khảm, mơ lá có thể là 3x trong khi mô rễ là 2x.
Kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá đa bội thể ở các thí nghiệm trước, chỉ tiêu xác định số lượng NST và số lượng lục lạp là chính xác nhất để sàng lọc và tuyển chọn các dòng đa bội ở sâm trong nghiên cứu này. Kết quả này phù hợp với kết luận của Winato (2010) trong nghiên cứu về các phương pháp sàng lọc cây Hồng môn đơn bội (Winarto và cs., 2010).