Đào tạo, bồi d−ỡng kỹ năng thực hành cho các ngạch kiểm toán viên

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của kiểm toán nhà nước giai đoạn 2006-2010 (Trang 49 - 50)

* Mục tiêu: Kiểm toán viên Nhà n−ớc là lực l−ợng có chức năng chủ yếu trực tiếp thực hiện các công việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà n−ớc; Do vậy, mục tiêu tổng quát về đào tạo, bồi d−ỡng nghiệp vụ cho đội ngũ này là đào tạo những chuyên gia có năng lực thực hành ở trình độ chuyên sâu có thể độc lập thực hiện các hoạt động kiểm toán đ−ợc phân theo chuyên ngành kiểm toán. Để đạt đ−ợc mục tiêu tổng quát đó cần hình thành những năng lực nghề nghiệp t−ơng ứng với những mục tiêu cụ thể của kiểm toán viên ở những nội dung chủ yếu sau:

- Chuyên môn hoá về kiểm toán theo từng lĩnh vực;

- Đào tạo, bồi d−ỡng toàn diện về kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động.

- Tăng c−ờng đào tạo, bồi d−ỡng kỹ năng thực hành phù hợp với mỗi ngạch kiểm toán viên.

* Quy trình đào tạo, bồi d−ỡng:

- Đối t−ợng: Các kiểm toán viên Nhà n−ớc đ−ợc bố trí làm công tác kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà n−ớc thuộc các chuyên ngành kiểm toán khác nhau.

- Yêu cầu về đào tạo, bồi d−ỡng: Nội dung đào tạo, bồi d−ỡng kỹ năng thực hành cho kiểm toán viên gắn với việc đào tạo, bồi d−ỡng theo các ngạch kiểm toán viên (ngạch Kiểm toán viên dự bị, Kiểm toán viên và ngạch Kiểm toán viên chính). Yêu cầu sau mỗi khoá đào tạo, bồi d−ỡng về kỹ năng thực hành, các Kiểm toán viên có khả năng nắm bắt những nội dung sau:

+ Kỹ năng soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch tác nghiệp và quản lý hồ sơ làm việc (đối với Kiểm toán viên dự bị).

49

+ Kỹ năng tổ chức thực hiện các phần hành cụ thể của một cuộc kiểm toán (đối với Kiểm toán viên dự bị) hoặc tổ chức thực hiện một cuộc kiểm toán độc lập ở quy mô nhỏ (đối với Kiểm toán viên) hoặc vừa (đối với Kiểm toán viên chính) t−ơng đ−ơng với từng ngạch Kiểm toán viên Nhà n−ớc.

+ Kỹ năng phân tích, tổng hợp, viết báo cáo.

- Quy trình đào tạo, bồi d−ỡng: Quá trình đào tạo, bồi d−ỡng đ−ợc chia theo các chuyên ngành kiểm toán khác nhau, bao gồm chuyên ngành kiểm toán ngân sách Nhà n−ớc, chuyên ngành kiểm toán doanh nghiệp Nhà n−ớc, chuyên ngành kiểm toán đầu t− dự án, chuyên ngành kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng. Tổng số thời gian đào tạo, bồi d−ỡng cho mỗi chuyên ngành kiểm toán là 4 tuần tập trung nhằm trang bị kỹ năng cụ thể chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán theo chuyên ngành và năng lực công tác quản lý hoạt động kiểm toán. Cuối mỗi khoá đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra cuối khoá.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của kiểm toán nhà nước giai đoạn 2006-2010 (Trang 49 - 50)